Vốn điều lệ Vingroup sắp vượt 38.000 tỷ đồng vượt qua Hòa Phát

Vingroup đã chốt quyền phát hành 422,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, qua đó tăng vốn điều lệ lên 38.052 tỷ đồng. Hòa Phát dẫn đầu lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết với gần 16.700 tỷ đồng nửa đầu năm, nhưng bị Vinhomes thu hẹp dần khoảng cách.

Tập đoàn Vingroup vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 18/8 để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ gần 12,5%. Khối lượng phát hành tương ứng là là 422,8 triệu đơn vị, qua đó tăng vốn điều lệ từ 33.824 tỷ đồng lên 38.052 tỷ đồng.

Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2020. Số lượng cổ phần được chia sẽ làm tròn xuống đến hàng đơn vị, cổ phần lẻ phát sinh sẽ bị hủy bỏ.

Năm ngoái, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt 110.490 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.546 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 41% so với năm 2019. Lượng tiền và tương đương tiền đạt 29.403 tỷ đồng tại cuối năm 2020.

Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất tính đến 31/12/2020, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 4.360 tỷ đồng. Như vậy, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam đã dùng phần lớn lợi nhuận tích lũy để chia cổ tức.

Năm 2018 và 2019 tập đoàn không chia cổ tức mà dùng gần như toàn bộ lợi nhuận để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lần gần nhất tập đoàn có trả cổ tức cho năm 2017 với tỷ lệ 21% bằng cổ phiếu, tương đương phát hành 553,9 triệu cổ phiếu.

Vốn điều lệ Vingroup sắp vượt 38.000 tỷ đồng

Theo cơ cấu cổ đông lớn, hiện Tập đoàn Đầu tư Việt Nam nắm giữ 33,12% cổ phần Vingroup, tiếp đến là Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng có 25,9% và SK Investment Vina I sở hữu 6,08%. Ngoài ra bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) nắm giữ 4,47% vốn Vingroup.

Sang năm 2021, Vingroup đặt kế hoạch 170.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 54% và giảm 1% so với thực hiện năm trước. Tập đoàn cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với tỷ lệ 0,2%, thời gian thực hiện không muộn hơn tháng 6/2022.

Theo báo cáo bán niên, doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt 61.770 tỷ đồng, tăng 59% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.305 tỷ đồng, tăng trưởng 33%. Với kết quả này, tập đoàn hoàn thành 36% chỉ tiêu doanh thu và 32% mục tiệu lợi nhuận.

Tổng tài sản của tập đoàn tư nhân này đạt 417.881 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 144.442 tỷ đồng tại cuối tháng 6. Với thị giá 114.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup đạt gần 385.600 tỷ đồng, cao nhất thị trường chứng khoán. Vingroup sẽ là công ty có vốn điều lệ lớn thứ 5 thị trường chứng khoán khi hoàn tất tăng vốn.

Lợi nhuận Vinhomes vượt Hòa Phát trong quý II

Hòa Phát dẫn đầu lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết với gần 16.700 tỷ đồng nửa đầu năm, nhưng bị Vinhomes thu hẹp dần khoảng cách.

Kết quả kinh doanh quý II đã dần lộ diện, phần đông các doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh khá tích cực. Thống kê từ FiinPro đến 31/7 cho thấy khối doanh nghiệp phi tài chính ghi nhận doanh thu tăng trưởng bình quân 32,2% và lợi nhuận sau thuế tăng 86,4% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành có lợi nhuận tăng tốc mạnh bao gồm tài nguyên cơ bản, viễn thông, dầu khí, hàng & dịch vụ công nghiệp cũng như hàng cá nhân & gia dụng có mức tăng bằng lần so với cùng kỳ.

Đối với doanh nghiệp niêm yết, cuộc chạy đua lợi nhuận cũng diễn ra hấp dẫn với nhiều sự hoán đổi bất ngờ của nhóm dẫn dầu. Đáng chú ý trong quý II, Vinhomes đã vượt qua Hòa Phát để trở thành công ty có lãi ròng cao nhất sàn chứng khoán.

Vinhomes vượt mặt Hòa Phát

Vinhomes từ vị trí thứ 4 trong quý đầu năm đã vươn lên thành quán quân lợi nhuận mới với con số lãi ròng hơn 10.232 tỷ đồng trong quý II, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số chỉ thấp hơn mức lợi nhuận kỷ lục hơn 11.500 tỷ đồng của quý IV/2020.

Nhà phát triển bất động sản lớn nhất cả nước này đã thu về 28.725 tỷ đồng doanh thu trong quý vừa qua, tăng trưởng 75% dù thị trường chung gặp nhiều khó khăn bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Lợi nhuận Vinhomes vượt Hòa Phát trong quý II.

Sự vươn lên mạnh của Vinhomes đã đẩy Hòa Phát xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng lợi nhuận niêm yết lớn nhất. Công ty của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận doanh thu kỳ này tăng trưởng 72% lên 35.118 tỷ đồng và lãi ròng kỷ lục 9.721 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Đóng góp chính cho Hòa Phát vẫn là mảng thép với doanh thu 32.496 tỷ đồng và lợi nhuận thuần 10.214 tỷ, nhờ giá bán neo ở mức cao. Mảng nông nghiệp đứng tiếp theo khi ghi nhận 2.369 tỷ đồng doanh thu và 350 tỷ đồng lợi nhuận thuần.

Một thay đổi đáng chú ý khác là PV Gas đã góp mặt trong top 10 công ty lãi lớn nhất, trong khi đó ngân hàng VietinBank bị đẩy ra khỏi danh sách này.

Tổng công ty khai thác khí này ghi nhận doanh thu thuần 22.702 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng tăng tương ứng 32% lên mức 2.262 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ giá dầu bình quân kỳ này tăng 133% so với cùng kỳ.

Ngân hàng vẫn chiếm chủ đạo trong top 10 khi có đến 6 đại diện. Trong đó vị thế dẫn đầu đã thay đổi so với quý đầu năm, Techcombank thay thế Vietcombank đứng đầu khối ngân hàng với lợi nhuận 4.711 tỷ đồng, tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hòa Phát vẫn đứng đầu lợi nhuận bán niên

Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát vẫn là quán quân lợi nhuận với con số lãi ròng kỷ lục gần 16.700 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận Vinhomes vượt Hòa Phát trong quý II.

Hai vị trí tiếp theo thuộc về Vinhomes với 15.629 tỷ đồng và Vietcombank là 10.858 tỷ đồng. Như vậy thị trường ghi nhận có 3 doanh nghiệp vượt mốc lãi ròng 10.000 tỷ đồng, trong khi bán niên năm 2020 chỉ có Vinhomes vượt được con số này.

Nhóm ngân hàng vẫn chiếm áp đảo với 7 đại diện trong nhóm lãi lớn nhất sàn chứng khoán, trong đó Vietcombank đứng đầu và ACB ở cuối danh sách này.

Tổng lãi ròng bán niên của 10 doanh nghiệp trên là 91.169 tỷ đồng, tăng mạnh 56% so với con số 58.276 tỷ đồng của top 10 bán niên năm 2020.

Đương nhiên đây chỉ danh sách công ty lãi ròng lớn nhất trên sàn chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước và tư nhân, cũng như các doanh nghiệp FDI rất lớn khác như tổ hợp Samsung Việt Nam, Formosa Hà Tĩnh, CP Việt Nam hay LG Việt Nam…

Một số tập đoàn kinh tế Nhà nước gần đây cũng công bố mức lợi nhuận rất lớn. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thông báo doanh thu tăng gần 7% lên 128.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 3% đạt khoảng 19.900 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ước tính tổng doanh thu nửa đầu năm đạt 299.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và vượt 20% kế hoạch bán niên. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 21.300 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ 2020 và vượt 165% kế hoạch bán niên.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa công bố kết quả tài chính bán niên nhưng thông báo sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt hơn 128,5 tỷ kWh,tăng 7,4% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2020. Trong khi năm ngoái tập đoàn này đã lãi sau thuế hợp nhất 14.480 tỷ đồng.

Căn hộ Moonlight Complex

Moonlight Complex là khu phức hợp nhà ở thấp tầng và căn hộ chung cư với tổng 4 block, cao 24 tầng, hơn 1.200 căn hộ đầy đủ các loại diện tích từ 50-83m2, từ 1-3 phòng ngủ, dự án có đầy đủ các loại hình với nhiều tiện ích như: căn hộ, nhà ở thấp tầng, shophouse, nhà trẻ, hồ bơi, đường dạo, sân chơi trẻ em, sân thể thao, vườn BBQ,…