Dòng cổ phiếu FLC đang suy yếu đồng loạt giảm

Phiên giao dịch chiều 5/7, dòng cổ phiếu nhóm ngân hàng ngược dòng bứt phá và là trụ đỡ lớn nhất của thị trường. cổ phiếu FLC và các doanh nghiệp có liên quan như ROS, KLF, AMD, HAI, ART đều đóng cửa trong sắc đỏ trong thời gian qua. 

Thị trường tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch chiều, bộ ba VCB, VIC, VHM gây áp lực lớn nhất lên thị trường và lấy đi khá nhiều điểm của VN-Index.

Tuy nhiên, thị trường cũng ghi nhận 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index có tới 6 mã thuộc nhóm ngân hàng là TCB, ACB, STB, VPB, TPB và OCB. Đáng chú ý, cổ phiếu TCB kết phiên tăng sát giá trần lên vùng đỉnh mới tại 58.000 đồng/cp.

Giao dịch kém sắc không chỉ diễn ra ở nhóm vốn hóa lớn mà áp lực chốt lời gần như phủ lên toàn bộ các nhóm ngành trong phiên giao dịch hôm nay.

Sàn HOSE ghi nhận 287 mã giảm (trong đó có 34 mã giảm sàn), áp đảo hoàn toàn so với 112 mã tăng và 28 mã đứng giá tham chiếu.

Dòng cổ phiếu FLC đang suy yếu đồng loạt giảm

Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt hơn 1,05 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 33.217,36 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 25.938 tỷ đồng. Đóng cửa phiên 5/7, VN-Index giảm 9,14 điểm (0,64%) còn 1.411,13 điểm, HNX-Index giảm 0,08% xuống 327,76 điểm, UPCoM-Index giảm 0,18% về 90,47 điểm.

VCB, VIC và NVL là những cổ phiếu dẫn đầu nhóm đóng góp tiêu cực cho VN-Index  khi góp hơn 5.6 điểm vào sắc đỏ của chỉ số. Tiếp theo sau là các mã HPG, MSN, VRE,… Ở chiều ngược lại, TCB, ACB và MWG là những trụ chính giúp chỉ số thu hẹp được đà giảm.

Xét về phương diện phân tích kỹ thuật, VN-Index đã xuất hiện điều chỉnh sau phiên giằng co trước đó. Tuy nhiên, sau khi về test lại ngưỡng Fibonacci Projection 100% và đường EMA 9 ngày, lực mua đã xuất hiện trở lại và giúp chỉ số kết phiên với cây nến có bóng dưới dài (long lower shadow).

Khối lượng giao dịch cũng được cải thiện khi có sự thay đổi về hệ thống giao dịch. Khối lượng khớp lệnh và thỏa thuận đạt hơn 817 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt trên 28,000 tỷ đồng. Dòng tiền tập trung ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, VHM, VIC, HPG, TCB,…

Sắc đỏ áp đảo ở rổ VN30 khi có đến 22 mã giảm và chỉ có 8 mã tăng giá. Lực bán mạnh xuất hiện vào cuối phiên đã khiến cho VRE rơi mạnh và đóng cửa với mức giá sàn. GAS tiếp nối theo sau khi lùi hơn 4%, REE và NVL cùng giảm hơn 3%, TCH, POW, SSI, SBT và nhiều mã hiện sắc đỏ quanh mức 2%. Ở bên tăng giá, TCB và MWG dẫn đầu khi cùng bật mạnh trên 6%, sắc tím cũng đã có lúc xuất hiện ở TCB. TPB tiến trên 4%, STB vượt 3%, các mã tăng còn lại của nhóm là FPT, VPB, HDB và VHM.

Dòng cổ phiếu FLC đang suy yếu đồng loạt giảm

Sắc xanh hơn 6% của MWG đã giúp nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ tăng trưởng hơn 4% và là ngành tăng mạnh nhất thị trường trong phiên đầu tuần. Bên cạnh đó, đà tăng của ngành còn có sự giúp sức của FRT với sắc tím kịch trần, HAX tiến trên 3%, BTT, AST và THD nhích nhẹ trên tham chiếu.

Khối ngoại bán ròng gần 69 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 15 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu CTG, HPG và NVL trên sàn HOSE. VND và SHS  là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.

13h45: VN-Index đã có lúc mất mốc 1,400 điểm

Trong khoảng thời gian đầu phiên chiều, VN-Index đã có lúc rơi khỏi ngưỡng 1,400 điểm và chìm sâu trong sắc đỏ. VCB đang là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất của thị trường khi làm VN-Index mất hơn 3 điểm.

Tâm lý bi quan lan rộng khắp thị trường khiến VN30-Index giảm điểm. Rổ VN30 chỉ có  5 mã tăng giá, đó là MWG, TCB, TPB, STB và FPT. Ở phía đồi diện, SBT, NVL và SSI đang là những mã sụt giảm mạnh nhất nhóm này với mức giảm lần lượt hơn 3% và một loạt các cổ phiếu giảm điểm khác như MSN, REE, VRE,…

Áp lực bán đã khiến cho các hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 giảm mạnh. Tuy nhiên, sắc đỏ của các hợp đồng này đang dần được thu hẹp. Hợp đồng VN30F2107 mất hơn 14 điểm, hợp đồng VN30F2108, VN30F2109, VN30F2112 lần lượt sụt quanh mức 10 điểm.

Với áp lực bán lan rộng khắp thị trường, ngành dầu khí, chứng khoán, thủy sản, bất động sản, sắt thép,… đều  bị sắc đỏ chi phối. Hiện tại, nhóm ngành bán lẻ là nhóm ngành duy nhất vẫn đang đi ngược với diễn biến của thị trường khi hầu hết các cổ phiếu trong nhóm đều tăng. MWG đang là cổ phiếu dẫn đầu giúp lan tỏa sắc xanh cho cả nhóm với mức tăng hơn 5%.

Phiên sáng: Sắc đỏ bao trùm

VN-Index kết phiên sáng giảm 13.03 điểm, xuống còn 1,407.24 điểm; HNX-Index giảm 1.89 điểm, xuống còn 326.12 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên sáng nghiêng hẳn về bên bán với 586 mã giảm và 188 mã tăng. Tại rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn với 23 mã giảm, 6 mã tăng và 1 mã đứng giá.

Đối với VN-Index, VCB và VIC hiện là 2 mã có tác động tiêu cực nhất lấy đi của chỉ số gần 4 điểm. Ở chiều ngược lại, TCB và MWG đang là hai mã ảnh hưởng tích cực nhất.

Kết phiên sáng, sắc xanh chỉ còn hiện diện trên 4 nhóm ngành là bán lẻ, sản phẩm cao su, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe. Trong đó, cổ phiếu nổi bật nhất vẫn là MWG khi vẫn duy trì đà tăng mạnh từ đầu phiên.

Nhóm chứng khoán xuất hiện điều chỉnh trên diện rộng với 19 mã giảm và 5 mã tăng. Trong đó, HBS xuất hiện mức giảm mạnh 4.1%, IVS giảm 3.6%, BVS giảm 3.5%, EVS lùi 3.1%, APS, SSI, MBS, SHS và VIX giảm từ 2.1% đến 3%. Ở chiều ngược lại, PSI kết phiên sáng tăng 4.4%, AGR tăng 3.5%, TVS tăng 3.2%, VCI và VDS tăng nhẹ lần lượt 0.5% và 0.7%.

Cùng với diễn biến chung của thị trường, các cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ. NVL kết phiên sáng lùi 2.6%, FLC, KBC, DXG, VRE, HAR, HDC đều giảm trung bình hơn 2%,…

Dòng cổ phiếu FLC đang suy yếu đồng loạt giảm

Một trong những diễn biến đáng chú ý trong những phiên gần đây và hôm nay (05.07.2021) là “họ FLC đồng” loạt giảm , bao gồm cổ phiếu Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp liên quan như CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS), CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (Mã: KLF), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD), CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI), CTCP Chứng khoán BOS (Mã: ART).

Trịnh Văn Quyết

Hai doanh nghiệp lớn có liên quan tới Tập đoàn FLC chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch tập trung là CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (Mã: FHH) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways – Mã: BAV). Tập đoàn FLC từng có ý định niêm yết cả hai mã cổ phiếu này trong năm 2020 nhưng không thành.

Ngày 23/12/2020, FLCHomes lần thứ 2 nộp hồ sơ niêm yết tới HOSE và hiện đang đợi kết quả thẩm định. Bà Bùi Hải Huyền – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC đồng thời là Chủ tịch HĐQT FLCHomes.

Bán lẻ ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 3.89%. Ngược lại, khai khoáng là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 3.39%.

Khối ngoại mua ròng hơn 80 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua tập trung chủ yếu ở mã STB và MSN trên sàn HOSE. VND là mã bị bán ròng nhiều nhất trên HNX.

10h40: Áp lực chốt lời gia tăng, VN-Index tiếp tục lao dốc

Tính đến 10h40, VN-Index đang giảm hơn 13 điểm, đa số các cổ phiếu có vốn hóa lớn đều chìm trong sắc đỏ như VCB, VIC, VHM, VNM…

Trong rổ VN30, có đến 22 mã giảm, 8 mã tăng. Dẫn đầu đường đua tăng giá hiện là các mã MWG, TCB, TPB và FPT. Ở chiều ngược lại, giảm mạnh nhất là cổ phiếu SSI khi sụt hơn 2%, theo sau đó là SBT, MSN, VCB, REE…

Sắc đỏ đang bao phủ ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhóm khai khoáng đang nằm trong top giảm mạnh nhất. Cụ thể, MVB đang lao dốc gần 9%, PVC giảm mạnh hơn 5%, TVD lùi hơn 4.5%, TDN, PVB, PVD, PVS đều giảm từ 2% đến hơn 3%.

Trong nhóm thủy sản, các cổ phiếu lớn điều chìm trong sắc đỏ. VHC, ANV, IDI đều giảm hơn 2%, CMX giảm về dưới 2%, ACL, FMC, cùng lùi nhẹ xuống dưới tham chiếu…

Đi ngược với thi trường, các cổ phiếu ngành bán lẻ đang tăng khá tốt. Nổi bật trong đó là MWG bật tăng mạnh gần 5%, các cổ phiếu đáng chú ý khác là FRT bật tăng trần, AST tăng nhẹ.

Mở cửa: Giao dịch thận trọng

Hệ thống mới chính thức được đưa vào giao dịch ngày hôm nay. Tuy nhiên, VN-Index vẫn tương đối thận trọng vào đầu phiên giao dịch ngày 05/07/2021.

Tuy có những thay đổi mới về hệ thống giao dịch, lô khớp lệnh trên sàn vẫn tiếp tục được giữ nguyên ở mức 100 cp/lô. Trong phiên sáng đầu tuần, VN-Index giao dịch tương đối ảm đạm khi giao dịch dưới mức tham chiếu. Bên bán đang áp đảo bên mua tính tới thời điểm hiện tại.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đang giảm nhẹ dưới 1%. Chỉ số VN30 hiện tại có tới 22 mã giảm giá và chỉ 5 mã tăng giá. Dẫn đầu đà giảm của nhóm VN30 là cổ phiếu MSN, VCB, SSI và NVL khi đều giảm quanh mức 2%. Ở diễn biến tích cực hơn, MWG lại đang tăng mạnh hơn 5% sau khi có thông tin công ty sẽ trả cổ tức năm 2020 với tỉ lệ 60%.

Diễn biến các nhóm ngành trong phiên sáng 05.7

Diễn biến các nhóm ngành trong phiên sáng 05/07

Cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới thị trường là MWG và FPT. Trong khi đó, VCB, MSN, VIC và VHM lại cũng nhau kéo giảm thị trường xuống gần 4 điểm.

Hầu hết cổ phiếu ngành chứng khoán đều đồng loạt giảm. Nhóm ngành này đang giảm gần 2%, là một trong những nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất. Các cổ phiếu lớn giảm mạnh có thể kể đến như SSI, HCM hay VND, khi đều giảm gần 3%. Cả ngành đang có tới 17 cổ phiếu giao dịch trong sắc đỏ.

Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.