Đáy ngắn hạn Vn-index thiết lập, cổ phiếu FLC ‘lên đồng tím’

VN-Index đóng cửa nhích nhẹ 1,24 điểm (0,1%) lên 1.297,54 điểm .Thị trường tạo sự bất ngờ khi hàng loạt các nhóm ngành được kéo sau phiên ATC . Vnindex tiếp tục test lại MA100 là vùng 127x nhưng hồi lên chứng tỏ rằng đáy ngắn hạn  “Đã được thiết lập” Một điểm đáng chú ý, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang nhóm penny trong phiên hôm nay. Hàng loạt cổ phiếu như TTF, TTH, ITA, DLG, HQC, TTB…hay các cổ phiếu “họ FLC” như ROS, FLC, HAI, KLF, AMD, ART đồng loạt tăng trần.

Sau phiên giảm hơn 50 điểm ngày hôm qua, thị trường Việt mở cửa giao dịch với sắc xanh trở lại với lực đỡ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Dòng tiền bắt đáy đã rục rịch trở lại thị trường tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn bao trùm khiến các chỉ số nhanh chóng quay đầu giảm điểm. Thị trường trong phiên sáng liên tục giằng co quanh mốc tham chiếu.

Những cổ phiếu có vốn hoá lớn tăng giá đã dẫn dắt thị trường phục hồi trở lại trong phiên sáng 13.07

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hóa với CTG, VCB, VIB, LPB, … đồng loạt giảm điểm. Các mã MBB, MSB, VPB đóng cửa tại mức tham chiếu trong khi ACB, BID, HDB, TCB đã khôi phục được sắc xanh trong khoảng cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đã hồi phục tăng điểm trở lại, trong đó BVS, EVS chốt phiên trong sắc tím. Nhóm vốn hóa lớn như SSI, VND, MBS cũng đã giao dịch khởi sắc.

Bất ngờ đã đến vào phiên ATC và giao dịch thỏa thuận, lực cầu tăng mạnh đã kéo VN-Index đột ngột quay đầu tăng điểm rồi kết phiên trong sắc xanh.

Theo đó, VN-Index đóng cửa nhích nhẹ 1,24 điểm (0,1%) lên 1.297,54 điểm; HNX-Index tăng 1,27% lên mức 296,7 điểm; UPCom-Index tăng 1,47 điểm lên mức 85,36 điểm.

Thanh khoản thị trường hôm nay trở nên yếu ớt hơn hẳn, tổng giá trị giao dịch toàn sàn chỉ đạt xấp xỉ 19.400 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, dòng vốn đã đảo chiều sau 2 phiên mua ròng trước đó. Họ bán ròng xấp xỉ 213 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả mạnh cổ phiếu trong rổ VN30. Trong đó, VNM và VIC là hai mã cổ phiếu bị xả mạnh nhất với giá trị lần lượt là 98,3 tỷ đồng và 94,6 tỷ đồng.

Thị trường tạo sự bất ngờ khi hàng loạt các nhóm ngành được kéo sau phiên ATC!

VN-Index chốt phiên 13.7 trong sắc xanh nhưng thanh khoản giảm mạnh

VN-Index chốt phiên 13.7 trong sắc xanh nhưng thanh khoản giảm mạnh

VN-Index kết phiên tăng 1.24 điểm và đạt 1,297.54, trong khi HNX tiến 1.27% và đạt 296.7 điểm. Một điểm nhấn hiện tại nằm ở thanh khoản khi sàn HOSE chỉ đạt gần 16 ngàn tỷ đồng, con số khá thấp nếu so với những phiên trước.

Sự hồi phục của thị trường phái sinh dự là một trong những nguyên nhân giúp thị trường cơ sở hồi phục, song điều bất ngờ nằm ở cách thị trường cơ sở phản ứng với điều này, khi trong phiên hôm qua dù hợp đồng F1M tăng mạnh vào cuối phiên, thị trường cơ sở không có mấy phản ứng; trong khi trong phiên hôm nay, hàng loạt các mã từ các nhóm ngành khác nhau đều có phản ứng mạnh mẽ.

Điểm đáng chú ý nằm ở nhóm chứng khoán khi tuy là nhóm đã tích cực trong suốt cả phiên, song lực cầu ở các Large Cap nhóm này lại khá yếu với HCM, VND, SSI duy trì sắc xanh chỉ quanh 1, 2%. Trong khi sau ATC, HCM tiến cận trần, SSI hơn 4%!

Tuy nhiên, diễn biến nhóm ngân hàng lại không mấy thay đổi sau ATC với VCB, VIB, EIB, PGB đỏ hơn 2%; trong khi ở chiều ngược lại, đa phần các mã như BVB, NAB, SSB duy trì sắc xanh quanh 2%.

Đa phần diễn biến các nhóm ngành còn lại trên thị trường đều được nâng lên 1 bậc sau ATC với hàng loạt sắc tím xuất hiện tại nhóm khoáng sản (ví dụ như NBC, TC6, TVD,…), hàng loạt mã tiến hơn 3% tại nhóm thủy sản như VHC, ACL, IDI,…

Góc nhìn về chỉ số VN-Index và hợp đồng F1M đều đang nghiêng về kịch bản phiên thứ 4 sẽ là 1 phiên tăng điểm tốt trở lại của thị trường, với khả năng cao F1M sẽ tiến lên quanh 1,490, còn VN-Index dự sẽ test lại quanh 1,345.

Dòng chứng khoán FLC Trịnh Văn Quyết

Ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, nhiều mã penny như DLG, TTF, VOS, HQC, DAG  bất ngờ tăng trần nhờ dòng tiền tích cực tham gia. Phiên hôm nay cũng chứng kiến cổ phiếu họ FLC dậy sóng khi hầu hết các mã nhóm này đều được kéo trần như ROS, FLC, AMD, KLF, HAI và ART.

Giao dịch tích cực cũng lan tỏa tại nhóm cổ phiếu dầu khí, thép, bất động sản, nước và khí đốt… Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 265 mã tăng, 112 mã giảm và 44 mã đứng giá tham chiếu. Mặc dù sắc xanh cũng chiếm ưu thế trong nhóm VN30, chỉ số của rổ vẫn ghi nhận mức giảm hơn 2 điểm (0,15%) và kết phiên tại 1.440,87 điểm.

Trong phiên thị trường diễn biến giằng co, thanh khoản suy yếu đáng kể so với những phiên gần đây. Tổng giá trị giao dịch ở mức 18.677,65 tỷ đồng, trong đó tính riêng giá trị giao dịch trên sàn HOSE là 15.915,32 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với phiên hôm qua.

14h00: Rơi nhưng phe bò vẫn chưa bỏ cuộc

VN-Index tuy tiếp tục rơi vào đầu phiên chiều, song xen kẽ giữa nhịp rơi này là những nhịp hồi trở lại, qua đó chứng tỏ lực cầu vẫn được bơm vào thị trường.

Rổ VN30 đã nghiêng về bên bán với 15 mã giảm và 12 mã tăng, trong đó biên độ của sắc đỏ đã gia tăng với MSN, VCB rơi hơn 3%, và 1 sự bất ngờ đến từ PDR khi mã bất ngờ rơi mạnh hơn 4% và là mã giảm mạnh nhất rổ này. Ở chiều ngược lại, GAS và SBT vẫn ngự trị chiều tăng với sắc xanh hơn 3% của mình.

Nhóm penny có dấu hiệu nhen nhóm khởi sóng khi hàng loạt các mã như HCD, HID trần, PIT, SCR, TDG thì tăng tiến hơn 4%! Nếu nhìn sơ về đồ thị các mã thì chỉ có HCD và HIDlà thực sự tích cực.

Nhóm công nghệ với sự xuất hiện của ITD và HID đã giúp tình hình nhóm này khởi sắc hơn, khi các mã khác nhóm này là CMG, FPT lại đang dao động quanh tham chiếu.

Nhóm cao su tích cực khi sắc xanh lan tỏa khắp nhóm, song đa phần sắc xanh này đều chỉ quanh 1%, với PHR và DRC hiện là điểm nhấn của nhóm.

Diễn biến nhóm vận tải kho bãi cũng không kém phần lạc quan với 2 mã từng làm mưa làm gió trên thị trường là VOS, VNA hiện xanh trở lại hơn 2%, và với góc độ kỹ thuật hiện tại thì việc canh tham gia trở lại các mã này là hoàn toàn có thể.

Phiên sáng: Phái sinh đảo chiều, kịch bản xấu xuất hiện

Hợp đồng F1M rơi khỏi hỗ trợ quanh 1,438 và phát tín hiệu xấu khi xu hướng ở mã có sự đảo chiều, từ đó khiến khả năng xuất hiện kịch bản thị trường cơ sở rơi trở lại vào phiên chiều gia tăng.

VN-Index tạm dừng tại 1,291.61 và giảm 4.69 điểm, trong khi HNX-Index tích cực hơn khi tiến 0.7% và đạt 295.02 điểm. Thanh khoản của sàn HOSE khá thấp khi chỉ đạt gần 9 ngàn tỷ đồng trong phiên sáng, từ đó thể hiện sự rụt rè của dòng tiền trong bối cảnh xu hướng chưa thực sự rõ ràng.

Diễn biến các nhóm ngành chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường như nhóm chứng khoán và ngân hàng vẫn khá tốt, khi sắc xanh đậm vẫn xuất hiện tại các nhóm này, điển hình như EVS, BMS, BVS, SBS tại nhóm chứng khoán tiến hơn 3%, còn nhóm ngân hàng có VBB xanh hơn 5%, BID, SGB, KLB, ABB hơn 1%.

1 điểm đáng chú ý là trạng thái các nhóm ngành khác trên thị trường cũng khá tích cực, và đa số các nhóm đều có sự lan tỏa của sắc xanh. Điều này là lý do khiến độ rộng ở cả hai sàn HOSE và HNX đều nghiêng về bên mua! Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn thể hiện sự tích cực, bởi đa số các mã trên thị trường đều có góc nhìn kỹ thuật không mấy khả quan.

VN30-Index mất hơn 7 điểm và là lý do chính khiến VN-Index rơi khỏi tham chiếu, với sắc đỏ ở NVL, VCB, MSN, PNJ lớn dần và đạt hơn 2%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, GASvà SBT dẫn đầu với sắc xanh hơn 2%.

10h35: Giằng co liên tục

Thị trường rơi vào nhịp rung lắc dữ dội với VN-Index liên tục đảo quanh tham chiếu!

Độ rộng tại rổ VN30 đã nghiêng về bên mua trở lại, song chỉ số VN30-Index lại đang đỏ và mất gần 3 điểm, đâu cũng do sắc màu trên các mã có ảnh hưởng lớn tới chỉ số đa số là màu đỏ, điển hình như MSN, MWG, VCB mất hơn 1%! Ở chiều ngược lại, GAS bật hơn 3% và là mã ấn tượng nhất tại rổ, theo sau có SSI, VRE, SBT quanh 1%.

Diễn biến thị trường phái sinh rung lắc và đây dự là 1 trong những nguyên nhân lý giải cho nhịp rung lắc hiện tại trên thị trường cơ sở. Kháng cự mạnh của hợp đồng F1M hiện ở quanh mức 1,455 mà nếu vượt được ngưỡng này, kỳ vọng tích cực sẽ xuất hiện.

Nhóm chứng khoán mạnh mẽ tăng, song vài mã đã hiện sắc đỏ trở lại như VIX, HBS hơn 2%, ART, PSI, FTS quanh 1%. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, biên độ tăng ở các mã xanh vẫn rất tốt, với WSS, SBS, BMS và EVS đạt hơn 4%.

Diễn biến nhóm dệt khá tích cực với sắc xanh tràn ngập khắp nhóm, với VGT dẫn đầu nhóm khi xanh hơn 4%! Theo sau có sự xuất hiện của TNG, FTM hơn 2%. Tuy nhiên, góc nhìn kỹ thuật các mã nhóm này vẫn khá xấu.

Nhóm phân bón cũng hưởng ứng với sự tích cực hiện tại khi DPM, DCM, LAS và BFCđều xanh tích cực. Tuy nhiên, việc tham gia nhóm này cần sự phân tích kỹ càng, bởi đồ thị kỹ thuật các mã chưa mấy khả quan.

Mở cửa: Hồi phục đầu phiên

Thị trường mở cửa tích cực với tín hiệu ban đầu xuất phát từ thị trường phái sinh. Mặc dù có nhịp rung lắc nhưng VN-Index đã lấy lại sắc xanh sau nhịp giảm xuống dưới tham chiếu.

Sự hồi phục thần tốc của hợp đồng F1M vào cuối phiên chiều hôm qua, trong bối cảnh thị trường cơ sở vẫn chưa thể hiện dấu hiệu hồi phục, chính là nguyên nhân giúp VN-Indextích cực sau phiên ATO sáng nay, khi chỉ số hiện tiến hơn 5 điểm!

Độ rộng nghiêng về bên mua tại rổ VN30 với 18 mã tăng và chỉ 10 mã giảm, trong đó GAS, MBB, SBT dẫn đầu khi xanh hơn 2%, theo sau là SSI, POW, BVH,… Ở chiều ngược lại, PNJ bất ngờ rơi hơn 2% dù phát tín hiệu tích cực vào cuối phiên hôm qua.

Nhóm ngân hàng khởi sắc trở lại với sắc xanh tràn ngập khắp nhóm. KLB hiện dẫn đầu với đà tăng cận trần, theo sau là VBB gần 8%! Đây cũng là 2 mã ấn tượng nhất tại nhóm bởi đa phần biên độ dao động các mã còn lại chỉ quanh 1%.

Nhóm chứng khoán cũng hưởng ứng theo đà tích cực của thị trường khi rất khó tìm thấy sắc đỏ tại nhóm.  EVS tạo điểm nhấn khi đã tăng cận trần, theo sau là BMS, HBS, SBShơn 2%.

Nhóm dầu khí là nhóm duy nhất đi ngược chiều trong phiên hôm qua, và hiện tiếp tục lan tỏa sắc xanh trong phiên sáng nay. BSR, PLX, PVB tiến hơn 1%, nhẹ nhàng hơn thì có PVD, OIL. PVS.

Dragon Capital: Nhà đầu tư có thể bắt đầu chọn mua cổ phiếu

Nếu tự đầu tư, Dragon Capital cho rằng nên lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt, còn với kế hoạch tích sản, thời điểm này là lúc mua bình quân giá.

Thị trường vừa trải qua nhịp điều chỉnh mạnh, VN-Index mất gần 10% so với đỉnh đầu tháng 7 chỉ trong hơn một tuần giao dịch. Nhiều mã cổ phiều mất 10-20%, thậm chí 30% thị giá. Nhà đầu tư mua vào ở vùng giá cao đang đứng trước ngã ba đường, cắt lỗ, mua thêm bình quân giá hay tiếp tục chờ. Theo Dragon Capital, lúc này việc kiểm soát rủi ro là hợp lý, tránh những hành động hoảng loạn hoặc bán bằng mọi giá. Tuy nhiên, khi mặt bằng định giá thị trường đã hợp lý hơn, việc lựa chọn cổ phiếu cũng có thể thực hiện.

“Nếu nhà đầu tư có xu hướng tự đầu tư, nên lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh cả năm tốt, dự kiến tăng thị phần kinh doanh, tránh các cổ phiếu lướt sóng. Nếu họ có kế hoạch tích sản, thời điểm này là lúc mua bình quân giá tốt, và quan trọng là thiết lập kỷ luật giải ngân bền bỉ, đều đặn trong thời gian dài”, báo cáo của Dragon Capital viết.

Theo nhóm phân tích, đợt giảm vừa qua là vận động bình thường, bởi mức định giá của thị trường đã lên hơn 19 lần khi VN-Index vượt đỉnh 1.400 điểm – đây là những yếu tố “nóng” khiến thị trường có những phiên điều chỉnh.

“Với kết quả kinh doanh quý II dự kiến vẫn tăng trưởng tốt trên 60%, mức định giá của thị trường về mức 16-16.5x, chúng tôi tin rằng điều này sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư vững chắc trở lại”, nhóm phân tích đánh giá.

Về ảnh hưởng đợt bùng phát thứ tư, Dragon Capital cho rằng một số doanh nghiệp lớn thậm chí còn lấy thêm thị phần, phát triển còn tốt hơn giai đoạn trước dịch, trong khi một bộ phận doanh nghiệp bé phải chịu thiệt hại cực lớn.

“Hiện tại trong top 60 cố phiếu lớn nhất trên ba sàn, lợi nhuận tăng trưởng chúng tôi đang dự báo cho năm 2021 là 45%. Tuy nhiên với tình hình Covid-19 phức tạp và kéo dài hơn dự kiến ban đầu, có lẽ lợi nhuận sẽ thấp hơn. Chúng tôi cho rằng mức 35% tăng trưởng là hợp lý”, nhóm phân tích nhận xét.

Riêng với yếu tố margin, quy mô margin trên thị trường đã giảm tầm 10-15% so với đỉnh ở tùy công ty. Lượng tiền mặt trong tài khoản của nhà đầu tư đã lên lại mức đầu tháng 6. Tỷ lệ Margin so với lượng tiền mặt có sẵn đã giảm khá mạnh.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng quay trở lại thị trường sau một giai đoạn bán ròng liên tục. Trong khi đó, lượng tiền nộp vào công ty chứng khoán bắt đầu phục hồi lại trong vài ngày qua. Ngược lại, điểm trừ là lượng cổ phiếu phát hành, và bán cổ phiếu quỹ sẽ hút một lượng tiền đáng kể trong tháng 7-8. Tuy nhiên việc này đã và đang diễn ra.

Với kinh tế vĩ mô, theo nhóm phân tích, đợt bùng dịch gần đây nguy hiểm và phức tạp hơn cả ba đợt trước cộng lại, đặc biệt ảnh hưởng tới nhiều khu vực sản xuất và vùng kinh tế trọng điểm như TP HCM, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh. Với chủng mới Delta, việc dự đoán tình hình rất khó, các dữ liệu trong giai đoạn trước của Việt Nam gần như không áp dụng được với với chủng Delta này.

Tuy nhiên, nếu phân tích tình huống ở Bắc Giang – là cơ sở tốt nhất thời điểm này, trung bình mất khoảng 40 ngày để kiểm soát được làn sóng Covid-19 đợt 4. Nếu lấy Bắc Giang là ví dụ điển hình, với chiến lược phong tỏa nhẹ từ 31/5 và quyết liệt từ 9/7, TP HCM sẽ mất 30-40 ngày để kiểm soát đc đợt dịch này.

Ngoài ra, một yếu tố khác là Việt Nam đã và sẽ nhận gần 12,5 triệu liều vaccine trong tháng 7. Chính phủ đã đặt hàng được gần 146 triệu liều vaccine cho tháng 8 đến quý I/2022.

“Chiến lược vaccines của chính phủ chúng tôi đánh giá rất hiệu quả: tập trung vào lực lượng lao động, tập trung vào thành phố lớn”, báo cáo của Dragon Capital viết và đánh giá hoạt động kinh tế có thể phục hồi vào giữa cuối tháng 8.

“Trong tháng 9-10, ước tính gần 50% dân thành phố lớn được vaccines. Khi đó Việt Nam có thể không phải lo lắng về việc đóng mở liên tục để đối phó với dịch”.

Astral City Bình Dương

Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.