Cổ phiếu “vua” đã “hết thời” sao khối ngoại vẫn miệt mài gom STB, MBB và bắt đáy CTG ?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục giảm giá trong thời gian qua, phải chăng nhóm này đã “hết thời”? Điểm tích cực hôm nay là nhu cầu bắt đáy ở nhiều cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện…

Ngân hàng hiện là ngành có tỉ trọng vốn hóa lớn nhất ở thị trường chứng khoán chứng khoán Việt Nam. Do đó, những biến động giá của nhóm này cũng ảnh hưởng lớn đến diễn biến chung của thị trường. 6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ với gần 28% đối với chỉ số VN-Index. Đóng góp vào đà tăng của thị trường chứng khoán không thể thiếu nhóm cổ phiếu ngân hàng. Phần lớn các cổ phiếu thuộc nhóm này đã tăng giá mạnh, bình quân hơn 33%.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 6/2021, đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu chững lại khi nhà đầu tư cho rằng kết quả kinh doanh quý II/2021 của các ngân hàng đã đạt đỉnh và đã được phản ánh vào thị giá. Với đà tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021, việc lựa chọn cổ phiếu ngân hàng cũng trở nên chọn lọc hơn khi rủi ro nợ xấu ngày càng bộc lộ rõ.

Cổ Phiếu đã hết thời

Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận quý II/2021 của ngành ngân hàng đạt mức tăng trưởng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020, giảm tốc so với đà tăng 79% của quý I/2021. Lý do là các ngân hàng lớn (Vietcombank, VietinBank) bất ngờ công bố lợi nhuận sụt giảm vì chi phí dự phòng. Trong khi đó kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng chủ yếu được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh khá tích cực của nhóm các ngân hàng tư nhân như Techcombank (TCB), MBBank (MBB) và Sacombank (STB) khi đều tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trên 50% trong nửa đầu năm 2021.

Có lẽ vì những rủi ro đang dần lộ rõ nên trong thời gian qua, cổ phiếu ngân hàng liên tục có những diễn biến tiêu cực. Từ đầu tháng 7 đến hết phiên giao dịch 26/8, gần như toàn bộ cổ phiếu ngành ngân hàng đều giảm ghi nhận mức giảm trên 10%. Trong đó, ghi nhận mức giảm mạnh nhất so với mặt bằng chung của ngành là cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam với mức giảm hơn 27% từ đầu tháng 7 đến nay (26/8). Các cổ phiếu như CTG của Ngân hàng VietinBank hay cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank cũng ghi nhận mức giảm lần lượt 24% và 20%.

Liên quan đến việc trích lập dự phòng, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng chậm trong quý I/2021 do lựa chọn phân bổ dự phòng tại một số ngân hàng, trước khi tăng mạnh trong quý II/2021 tại các ngân hàng lớn.

ROA trung bình của Ngân hàng quý 02.2021

Với nền trích lập dự phòng cao và việc đã tất toán trái phiếu VAMC tại vài ngân hàng, chính sách trích lập chặt chẽ trong quý II/2021 tại BIDV, VietinBank, ACB cùng với khẩu vị thận trọng tại Techcombank, Vietcombank, MBBank, chi phí dự phòng sẽ được kiểm soát trong trường hợp cơ sở, từ đó, trở thành động lực tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm. Chi phí tín dụng có thể dần quay về mức năm 2020. Nếu chi phí trích lập dự phòng đi ngang trong  6 tháng cuối năm, tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ khoảng 12%. Nếu chi phí tín dụng giảm, chi phí dự phòng có thể ở mức một chữ số.

VDSC cho rằng, mảng tài chính tiêu dùng sẽ chịu tác động xấu hơn khi nhóm thu nhập thấp có nguồn lực dự trữ hạn chế để sử dụng trong thời gian giãn cách. Các ngân hàng có tỉ lệ hình thành nợ xấu cao, chi phí tín dụng trung bình, nợ tái cơ cấu lớn và tăng trưởng tổng tài sản sẽ dễ chịu tác động và nhạy cảm hơn với các cú sốc như VPBank, BIDV.

Nhóm trích lập dự phòng sớm cho nợ tái cơ cấu sẽ có dư địa để đối phó với rủi ro tín dụng gia tăng, như ACB. Nhóm ngân hàng thận trọng với diễn biến dịch, có khả năng tài chính để hấp thụ chi phí tín dụng đột biến, và nền tỉ lệ hình thành nợ xấu thấp được kỳ vọng sẽ có dư địa tốt trong nửa cuối năm 2021 như Vietcombank và Techcombank.

Điểm tích cực hôm nay là nhu cầu bắt đáy ở nhiều cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện…

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/8, cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục sụt giảm bất chấp VN-Index, HNX-Index UPCoM tăng mạnh. VN-Index hôm nay tăng 12,08 điểm tương đương 0,93% lên 1.313,2 điểm cùng thanh khoản hơn 21,4 nghìn tỷ đồng.

Trong nhóm ngân hàng, hôm nay có 8 mã tăng giá còn lại 17 mã giảm và 2 mã về giá tham chiếu.

Ở nhóm tăng, VCB của Vietcombank tăng mạnh nhất với 1.000 đồng lên đóng cửa tại 97.800 đồng/cổ phiếu, VPB của VPBank đứng thứ 2 với mức tăng 400 đồng lên 61.200 đồng. Trong phiên VPB có lúc rớt mạnh xuống chỉ còn 59.800 đồng.

Cổ phiếu LPB lao dốc mạnh, khối ngoại vẫn miệt mài gom STB, MBB và bắt đáy CTG

Các mã tăng giá còn lại gồm EIB, STB, NVB, MSB, KLB và BID, trong đó riêng MSB chỉ bật tăng lúc cuối phiên ATC, đóng cửa tại 28.000 đồng/cổ phiếu.

Trong nhóm giảm, LPB của LienVietPostBank giảm thê thảm nhất khi để mất 4,2% trong phiên hôm nay, tương đương 950 đồng và lui về 21.800 đồng/cổ phiếu. Mức giảm của LPB cũng bỏ xa mức giảm của nhóm còn lại khi cổ phiếu giảm sâu thứ 2 là HDB của HDBank chỉ giảm 1,3% tương đương 350 đồng xuống 26.500 đồng/cổ phiếu. Hôm nay là ngày chốt danh sách chi trả cổ tức tỷ lệ 25% của HDB, và ngày điều chỉnh giá là hôm qua 26/8 khi giá từ trên 33.000 đồng lui về 27.050 đồng.

CTG của VietinBank sụt giảm liên tục những phiên vừa qua, đến hôm nay có lúc tiếp tục rơi về vùng sát 30.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi thiết lập đáy, cổ phiếu này đảo chiều hồi phục nhanh, đóng cửa tại 31.150 đồng, chỉ còn giảm 50 đồng so với phiên trước và là cổ phiếu giảm nhẹ nhất trong số 17 mã kết phiên tại giá đỏ. So với mức giá điều chỉnh khi chia cổ tức, cổ phiếu CTG hiện vẫn thấp hơn khoảng 15%.

SHB của Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội hôm qua tăng giá ấn tượng 2,8% nhờ thông tin bán công ty tài chính, thì đến phiên hôm nay lại quay đầu giảm bởi áp lực “tin ra là bán” của không ít nhà đầu tư. Đóng cửa phiên, SHB giảm 300 đồng về 27.900 đồng/cổ phiếu.

Điểm tích cực hôm nay là nhu cầu bắt đáy ở nhiều cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện cùng khối lượng giao dịch tăng cao, trong đó đáng chú ý là LPB và CTG.

Khối ngoại cũng miệt mài mua vào, tiếp tục mua ròng hơn 1,8 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội, mua ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, đồng thời “quay xe” mua ròng 700 nghìn cổ phiếu CTG sau hàng loạt phiên bán ròng vừa qua.

Ở một diễn biến khác liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, chiều 27/8, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông tin điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc kể từ ngày 01/9/2021. Theo đó, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm (giữ nguyên so với hiện hành); đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm (giảm từ mức 0,05% hiện hành).

Biên Hòa Universe Complex .

Chủ đầu tư của khu chung cư Biên Hòa Universe Complex là Công ty TNHH Việt Thuận Thành và đơn vị phát triển dự án là Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land. Dự án được tiếp thị và phân phối độc quyền bởi Property X – đơn vị thành viên của Hưng Thịnh Corp.

Căn hộ Biên Hòa Universe Complex đang được áp dụng chính sách thanh toán kéo dài 36 tháng với đợt thanh toán lần 1 khi ký hợp đồng đặt cọc chỉ 15% giá trị căn hộ trên hợp đồng.

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng – Tân Văn Hoa (Thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh)
  • Đơn vị phát triển: Hưng Thịnh Land
  • Đơn vị xây dựng: Hưng Thịnh Incons
  • Đơn vị phân phối độc quyền: Gemma Land
  • Vị trí: Mặt tiền Xa Lộ Hà Nội, Phường Hố Nai, Tp Biên Hòa.
  • Tổng diện tích: 2,9ha.
  • Block căn hộ: 7 block.
  • Số tầng: 24 – 29 tầng.
  • Số căn hộ: 1.931 căn (1-2-3 phòng ngủ).
  • Shophouse kinh doanh: 27 căn.
  • Tầng hầm: 01.
  • Pháp lý: 1/500 và sở hữu lâu dài.
  • Thời gian thi công: Quý 4/2020.
  • Thời gian hoàn thành: 30 tháng.
  • Fanpage: fb.com/bienhoauniverse.official
  • Website: https://gemmaland.com.vn/