22h ngày 30/6/2021, tôi bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại từ một vị khách đặc biệt là ông chủ của một hãng hàng không tại Việt Nam. Nội dung trao đổi rất ngắn gọn nhưng đầy trăn trở: “Nếu hàng không còn “ngủ đông” như thế này, các hãng sẽ lún sâu vào nợ nần và khủng hoảng. Lo lắm mà chưa có lối ra em ạ”.
Kiệt quệ
Quả thật, đến thời điểm này, mọi kịch bản, mọi dự báo đối với ngành hàng không đã bị phá sản bởi những làn sóng covid dồn dập lần 3 và lần 4.
Với cơn sóng covid – 19 lần 3, oái ăm thay lại rơi đúng vào dịp cao điểm Tết Tân Sửu, vì thế, các hãng hàng không bị cắt giảm hàng nghìn chuyến bay và hoàn trả hành khách hàng nghìn tỷ đồng tiền vé.
Đến tháng 4/2021, đại dịch covid -19 thứ 4 bùng phát trở lại đúng cao điểm hè khiến các hãng hàng không “mất trắng mùa vàng”. Con số cay đắng ghi nhận từ Cục hàng không cho thấy, các hãng chỉ thực hiện được 4.900 chuyến bay (chủ yếu là chở hàng và chuyên gia), giảm tới 74% so với cùng kỳ.
Tối ngày 1/7, tôi tiếp tục nhận được một lá thư buồn từ một người em là nhân viên của hãng hàng không Bamboo Airways: “Chào anh, em là L.H.T, kể từ ngày 1/7/2021, em không còn làm cho Bamboo Airways nữa. Em xin được gặp lại anh trong môi trường mới”.
Đây có lẽ là lời chia tay thứ 100 mà tôi đã nhận được từ những người bạn đang công tác trong lĩnh vực hàng không. Những đoạn kết không mong muống nhưng là hiện thực khó hay đổi khi suốt 1 năm qua, hàng không, du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là những lĩnh vực bị tàn phá nặng nề nhất.
Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cay đắng thừa nhận: hãng có thể phá sản. Đây là nguy cơ hiện hữu khi năm 2020 ghi nhận mức lỗ 14.000 tỷ đồng. Đến Quý I/2021, Vietnam Airlines lỗ 4.800 tỷ đồng, dự kiến, 6 tháng đầu năm lỗ khoảng 10.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức lỗ trong 2 năm qua của đơn vị này lên tới 26.000 tỷ đồng. Trong khi, “lời hứa” được hỗ trợ 4.000 tỷ đồng vẫn… “chờ giải ngân”.
Với Vietjet, năm 2021, cũng là “cơn ác mộng” chưa từng có, khi báo cáo tài chính hãng này ghi nhận mức thiếu hụt hàng nghìn tỷ đồng. Con số khá bất ngờ vì từ khi thành lập đến nay hãng này luôn tăng trưởng mạnh mẽ.
Còn đối với Bamboo Airways, mới đây, trong báo cáo tài chính của hàng cũng thừa nhận những khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng mức lỗ của Bamboo Airways có thể lớn hơn vì hãng này đang kinh doanh dưới giá vốn.
Hiện tại, tài chính của 3 hãng hàng không trên đã ở mức “báo động đỏ” khi chỉ số nợ ngắn hạn lên tới 36.000 tỷ đồng, riêng Vietnam Airlines nợ 20.000 tỷ đồng. Thế nhưng, không ai đảm bảo mức lỗ này chỉ dừng ở đây khi toàn ngành hàng không đang tê liệt, kiệt quệ mà chưa rõ ngày trở lại.
Thử phép tính đơn giản sẽ thấy, hiện tại, với 80% máy bay đang đắp chiếu thì dù không bay các hãng vẫn phải trả phí đậu đỗ hơn 100 tỷ đồng/mỗi tháng. Chưa kể trả lương cho các cán bộ, phi công, tiếp viên, chi phí thuê văn phòng và các dịch vụ khác…
“Một ngày chưa mở lại, hàng không “bốc hơi” hàng trăm tỷ đồng cho đủ các loại dịch vụ. Nếu kéo dài vài tháng nữa thôi, hàng không sẽ kiệt quệ và rất khó phục hồi”, lãnh đạo một hàng hàng không cay đắng nói.
“Mở cửa bầu trời”
Trái với bối cảnh khó khăn tại Việt Nam, tại nhiều quốc gia trên thế giới, một kế hoạch “mở cửa bầu trời” và chấp nhận “sống chung với lũ” bắt đầu được thí điểm.
Quốc gia tiên phong là đảo quốc xinh đẹp Malta (một quốc gia Châu Âu) tuyên bố miễn dịch cộng đồng và mở cửa lại hoàn toàn du lịch, hàng không từ ngày 1/6/2021. Đây có thể coi là “trái ngọt” đối với đất nước có nền kinh tế phụ thuộc đáng kể vào “ngành công nghiệp không khói” này.
Ngay sau đó, hàng loạt quốc gia Châu Âu cũng tuyên bố “mở cửa bầu trở” cho phép tự do đi lại, du lịch đối với những công dân đã có hộ chiếu vắc – xin. Nhờ đó, hàng không và du lịch Châu Âu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Rõ nét nhất là số lượng cổ động viên chật kín tại các khán đài trong giải EURO 2021.
Cũng trong tháng 6/2021, hàng không Mỹ tự tin tuyên bố mở cửa trở lại và nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt, ngày 29/6, Hãng hàng không United Airlines công bố đơn đặt hàng mua 270 máy bay của Boeing và Airbus. Đây là thương vụ lớn nhất trong lịch sử các hãng hàng không trong vòng một thập kỷ qua, cho thấy sự kỳ vọng về đà hồi phục của thị trường hàng không sau đại dịch.
Còn tại Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đầu tiên cho phép đón khách quốc tế trở lại, tuy nhiên, hàng khách phải có “hộ chiếu vắc -xin”. Nhờ chính sách này mà hãng hàng không Singapore Airlines có dấu hiệu hồi phục sau khi từng ngấp nghé bên bờ vực phá sản vào năm 2020. Đến tháng 6/2021, cổ phiếu hãng hàng không này đã tăng trở lại.
Sau Singapore, ngày 1/7, Phuket – thiên đường du lịch của Thái Lan cũng chính thức đón khách quốc tế bất chấp “đất nước Chùa Vàng” vẫn ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày.
Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan chỉ cho phép khách du lịch đã tiêm phòng covid – 19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được nhập cảnh vào đảo Phuket và được tự do di chuyển trên đảo mà không cần cách ly.
Sau 14 ngày kể từ khi nhập cảnh, nếu khách du lịch có kết quả ba lần xét nghiệm SARS-CoV-2 đều âm tính, họ được phép du lịch đến các nơi khác trên Thái Lan. Đây là những tín hiệu tích cực ghi nhận sự mở cửa bầu trời của đất nước này giúp du lịch, hàng không hồi phục.
Bao giờ Việt Nam “phá băng”?
Trong bối cảnh thế giới và các quốc gia đang dần hồi phục nhờ mở cửa bầu trời thì Việt Nam lại đang gồng mình chống dịch bởi sự tàn phá khốc liệt nhất từ trước đến nay do Covid – 19 gây ra.
Hiện tại, mỗi ngày trong nước vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc mới và một số địa phương buộc phải phong toả. Trong khi, số lượng vắc – xin được tiêm chủng vẫn còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, điều rất đáng mừng là Chính phủ đã và đang rất nỗ lực để sớm có nguồn vắc -xin về Việt Nam với cam kết đặt mua 61 triệu liều vắc – xin AstraZeneca. Dự kiến, ngay trong tháng 7 và tháng 8 tới sẽ có 8 triệu liều vắc – xin AstraZeneca về nước.
Ngày 12/6, Bộ Chính trị cũng yêu cầu nghiên cứu thí điểm “hộ chiếu vắc xin” với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch đã kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc (có thể sau đó là Côn Đảo).
Hiện tại, người dân tại 2 điểm trên đã và đang được ưu tiên tiêm vắc-xin để sớm “mở cửa bầu trời”. Đây cũng là bước đi mạo hiểm nhưng cần thiết nhằm đưa hàng không, du lịch hồi sinh. Đã đến lúc “phá băng” cho ngành hàng không.
Trong dự thảo báo cáo Thủ tướng về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và năm tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch Đầu tư nêu rõ: “Vietnam Airlines đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn ở các ngân hang.
Cùng với Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air, trong năm 2020 cũng đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước.
Tuy nhiên, dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Ước tính Vietjet thiếu hụt hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã lỗ trên 18.000 tỷ đồng, doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Nguồn : https://vietnamfinance.vn/hang-khong-ngu-dong-den-bao-gio-20180504224255317.htm
Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.