Thông tin quy hoạch mở rộng Quốc lộ 13 từ TPHCM – Bình Dương 2021 – 2025

Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 13 là tuyến đường chạy qua tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh. Quốc lộ 13 là tuyến quốc lộ theo hướng Bắc Nam bắt đầu từ tượng đài liệt sĩ TP Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư giáp biên giới Việt Nam – Campuchia. Bài viết dưới đây của Gemma Land sẽ giới thiệu chi tiết về quy hoạch tuyến Quốc Lộ 13, độ dài…

Tổng quan về quốc lộ 13

  • Tên: Quốc lộ 13 (QL 13)
  • Tổng chiều dài : 140.5 km
  • Mặt đường rộng: 20 – 30m
  • Thiết kế quy hoạch (2021 – 2025): rộng 63m (8 làn đường)
  • Điểm đầu: cầu Bình Triệu – TP Hồ Chí Minh
  • Điểm cuối: tỉnh Bình Phước
  • Mặt đường rộng từ 5 m đến 7 m; Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Bến Cát đã được mở rộng từ 4 – 6 làn xe; chiều rộng từ 16 – 24 m.
  • Trải bê tông nhựa 99,6 km, đá nhựa 14 km và đường đất 28,57 km;
  • Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn.

Thông tin quy hoạch mở rộng Quốc lộ 13 từ TPHCM – Bình Dương 2021 – 2025

Thiết kế quốc lộ 13

QL 13 có tổng chiều dài 140,5km, Quốc lộ 13 bắt đầu (km 0) từ ngã 5 Đài Liệt sĩ (Thành phố Hồ Chí Minh) qua quận Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) (km 140 + 500)

Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Quốc lộ 13 khi vào vùng đô thị của tỉnh Bình Dương còn có tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.

Chiều dài một số đoạn

  • Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: dài 10 km
  • Đoạn qua tỉnh Bình Dương: dài 68,5 km
  • Đoạn qua tỉnh Bình Phước: dài 62 km

Quốc lộ 13: tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội TPHCM, Bình Dương, Bình Phước

Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa của nước ta với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nước khu vực Đông Nam Á. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, không chỉ vậy nó còn đem đến sự thành công cho các KCN VSIP, Mỹ Phước 1, 2, 3, Bàu Bàng,… với hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuyến Quốc lộ 13, còn như chiếc đòn bẩy giúp nâng cao vị thế của tỉnh Bình Dương. Từ một tỉnh nghèo vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về các phương diện phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư. Tuyến đường này còn được coi là trục giao thông xương sống của tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Thông tin quy hoạch mở rộng Quốc lộ 13 từ TPHCM – Bình Dương 2021 – 2025

Quốc lộ 13 còn là nơi hội tụ những đầu mối giao thông quan trọng như: Bến xe Miền Đông; đại lộ Bình Dương rẽ đường 30-4 sẽ đến bến xe Bình Dương; hoặc rẽ ngược lại, theo đường Phú Lợi sẽ về Biên Hòa. Quốc lộ 13 còn thừa hưởng hàng loạt những tiện ích, từ địa điểm vui chơi: Becamex, Siêu thị Big C, Aeon Mall, Điện máy Xanh,… Đến chuỗi các ngân hàng, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng,…

Quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng nhiều lần trong những năm qua. Tuy nhiên, do sự phát triển và tiềm năng to lớn của khu vực trọng điểm phía Nam nên lượng dân nhập cư ngày càng trở nên đông đúc, đây lại còn là tuyến đường quan trọng kết nối với các cung đường khác nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, một số đoạn còn xảy ra hiện tượng ngập úng khi mưa bão lớn. Chính vì vậy, tuyến Quốc lộ 13 cần phải được đẩy mạnh nâng cấp, tu sửa sơm, để thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.

Quy hoạch mở rộng quốc lộ 13 giai đoạn (2021 – 2025)

TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng Quốc lộ 13 (QL13) từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5 km, dự kiến thực hiện trước năm 2025.

Mới đây, TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng Quốc lộ 13 (QL13) từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5 km, dự kiến thực hiện trước năm 2025. Dự án với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Trước đó, cuối tháng 1-2021, Bình Dương cũng đã điều chỉnh cục bộ kế hoạch đầu tư công, tăng vốn đầu tư để giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong.

Thông tin quy hoạch mở rộng Quốc lộ 13 từ TPHCM – Bình Dương 2021 – 2025

Ngày 9-4, Sở GTVT TP.HCM cho biết dự án nâng cấp, mở rộng QL13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu đang được lập kế hoạch đầu tư và sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Đây được xem là dự án trọng điểm ở cửa ngõ TP.HCM đến các tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều lần được nghiên cứu để giải quyết tình trạng giao thông ùn tắc do “thắt cổ chai”.

Bỏ qua các yếu tố khách quan, việc QL13 qua Bình Dương được mở rộng nhanh chóng hơn do đây là trục thông thương huyết mạch, giao thoa nhiều tuyến đường quan trọng khác. Theo Quyết định số 4291/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua QL13 bao gồm các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển, bến kỹ thuật được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh (BRT),…

Trước đó, tại Quyết định 1071/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đã quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh. Từ trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị phụ trợ.

Có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đô thị hóa và thực hiện dự án “Vùng đổi mới sáng tạo” của Bình Dương, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định để thúc đẩy tiến trình hoàn thiện QL13 như Quyết định 3897/QĐ-UBND, Quyết định 283/QĐ-UBND. Theo các quyết định này, vốn đầu tư cho dự án giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong sẽ được tăng thêm hơn 211 tỉ đồng và chuyển từ danh mục Chuẩn bị đầu tư sang Thực hiện dự án. Các đoạn QL13 từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị,… cũng được lên kế hoạch đầu tư. Hiện QL13 là khu vực “đóng đô” của nhiều tiện ích quốc tế, các khu công nghiệp lớn thu hút hàng chục nghìn chuyên gia trong và ngoài nước.

Những thống kê ấn tượng tại Bình Dương

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế Bình Dương vẫn tiếp tục phục hồi và khởi sắc trong năm 2021

Theo số liệu của Cục thống kê Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,23%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 47,2%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,8%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,23% – mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua.

Đặc biệt, thu hút FDI vào Bình Dương 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,4 tỷ USD, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp tục giữ vững vị thế Top 3 cả nước với tổng vốn FDI đạt 37 tỷ USD. Toàn tỉnh hiện có 31 KCN đang hoạt động với tổng diện tích gần 13.000ha. Các KCN của tỉnh Bình Dương không chỉ thu hút một lượng lớn lao động, mà còn kéo theo hàng chục ngàn chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài.

Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng to lớn từ thị trường bất động sản Bình Dương – đô thị thông minh với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (82%), các chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng dân số và tỷ lệ dân số trẻ cao dẫn tới nhu cầu nhà ở thật tại Bình Dương đang ngày càng gia tăng. Bình Dương hiện có 2,6 triệu người, hơn 50.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và gần 1,2 triệu lao động trong nước, mỗi năm nguồn lực này tăng từ 20-25%… Đây cũng là lực lượng luôn phát sinh nhu cầu về nhà ở cùng mức thu nhập ổn định. Do đó, nhu cầu bức thiết về nhà ở luôn tăng cao.

Bình Dương vẫn là tâm điểm bất động sản năm 2021
Những thống kê ấn tượng tại Bình Dương

Thêm nhiều hấp lực hội tụ

Bên cạnh nền tảng kinh tế, bất động sản Bình Dương cũng taọ sức hút mạnh mẽ nhờ “đòn bẩy” từ những công trình hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng, tập trung phần lớn tại khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Dương như Thành phố Mới, Tân Uyên và Bến Cát. Trong đó, đáng kể đến là đường Mỹ Phước – Tân Vạn chính thức thông xe toàn tuyến vào tháng 5 vừa qua, tạo sự thông suốt cho việc kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cũng như các tỉnh thành lân cận.

Mới đây, Tổng công ty Becamex IDC đã ký kết hợp tác với tập đoàn Central Retail (Thái Lan) về việc triển khai xây dựng trung tâm thương mại GO! tại ngã tư QL13 – Vành Đai 4 (Bến Cát), với quy mô 3ha, tổng vốn đầu tư 35 triệu USD.

Cùng với đó, Trường Đại học Quốc tế Việt Đức 50ha và Bệnh viện 1500 giường cũng đã hoàn thành và sẽ sớm đi vào hoạt động ngay trong năm 2021. Đây đều là những công trình chiến lược trong phát triển thành phố thông minh Bình Dương. Lộ trình xây dựng Thành phố thông minh cũng đang được tỉnh thúc đẩy khi 2 đô thị vệ tinh là Bến Cát và Tân Uyên đã chính thức được phê duyệt chủ trương lên Thành phố, trở thành cực tăng trưởng mới của Bình Dương trong tương lai.

Hiện tại, Bình Dương cũng đang xúc tiến xây dựng cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (dài hơn 70km) có mức vốn đầu tư lên đến 36.000 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương triển khai, góp phần hoàn thiện hệ thống kết nối giữa Bình Dương với TP. HCM và các tỉnh thành lân cận, bên cạnh Quốc lộ 13 và Mỹ Phước – Tân Vạn.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn thông xe toàn tuyến tháng 5.2021
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn thông xe toàn tuyến tháng 5.2021

Nhận định về xu hướng đầu tư BĐS năm 2021, nguồn cung thị trường BĐS trung tâm đang rất hạn chế cùng với những chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng đã khiến “khẩu vị rót vốn” của nhà đầu tư có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nếu trước đây, thị trường miền nam nổi bật nhất là khu vực nội thành Sài Gòn thì hiện nay, những đô thị vệ tinh như: Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã trỗi dậy mạnh mẽ.

Trong xu hướng Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Bình Dương với lợi thế quỹ đất lớn và hạ tầng kết nối hoàn chỉnh mặc nhiên trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu về bất động sản công nghiệp và nhu cầu nhà ở cho chuyên gia hoặc những người tham gia vào quá trình sản xuất này. Trong đó, Bến Cát và Tân Uyên sở hữu nhiều lợi thế với quỹ đất phát triển công nghiệp rộng lớn để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cả nước đứng trước nhiều cơ hội phục hồi và tăng giá mạnh hơn vào cuối năm, tương tự kịch bản đã diễn ra trong năm 2020 và Bình Dương cũng không ngoại lệ. Đây là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư gom hàng chờ đợi nhịp sóng cuối năm.

Astral City Bình Dương