Doanh nghiệp bất động sản khó chưa từng có

Nhận định trên được bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, đưa ra tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” diễn ra sáng ngày 30/7. Hiện tại rất nhiều doạnh nghiệp bất động sản không có nguồn thu trong dịch covid 19

Theo bà Hương, đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đều rơi vào tình trạng khó khăn. Mặc dù các chủ đầu tư thường có kế hoạch dài hơi và cũng có nguồn lực dự phòng cho đầu tư phát triển dự án, nhưng đó là tình huống bình thường có nguồn thu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu, đang dùng nguồn lực dự phòng để tiếp tục đầu tư phát triển dự án.

Với các doanh nghiệp môi giới, họ sống “nương” theo thị trường, tức là khi thị trường hoạt động, các dự án chạy được, họ bán được thì mới có doanh thu. Nhưng trong thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp môi giới không có nguồn thu và họ đang phải gồng gánh tất cả chi phí để giữ được nhân sự.

Khi thị trường khó khăn, các doanh nghiệp môi giới không cầm cự được sẽ rút lui và rời khỏi thị trường. Nếu đến quý 4/2021, thị trường hồi phục, các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.

Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu, đang dùng nguồn lực dự phòng để tiếp tục đầu tư phát triển dự án.

Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu, đang dùng nguồn lực dự phòng để tiếp tục đầu tư phát triển dự án.

Đề xuất về các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp bất động sản, bà Hương cho rằng ngân hàng nên xem xét khoanh nợ, giảm gánh nặng lãi suất cho các chủ đầu tư. Đây cũng là cách để họ có thêm nguồn lực để tiếp tục đầu tư dự án và đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối năm nay.

Dù có nguồn lực dự phòng, nhưng nhiều doanh nghiệp dùng vốn vay ngân hàng rất lớn để phát triển dự án. Chính vì vậy, gánh nặng lãi suất ngân hàng đang là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư.

Đối với nhóm môi giới bất động sản, việc quan tâm lớn nhất của họ là duy trì chi phí trả lương, thuê mặt bằng và các chi phí liên quan. Năm 2020 có gói hỗ trợ, nhưng việc giải ngân rất thấp, không rõ vướng mắc từ đâu.

“Ngoài gói cho vay để giúp doanh nghiệp trả lương cho người lao động, cần gói cho vay ưu đãi để doanh nghiệp có cơ hội khôi phục nguồn lực về sau này để phục hồi”, bà Hương kiến nghị.

Tổng giám đốc Đại Phúc Land đánh giá, thị trường bất động sản vốn đã tồn đọng nhiều vấn đề. Trước khi dịch bệnh ập tới, thị trường đã khó khăn, dẫn đến lệch pha cung cầu.

Năm 2021 cũng đã có một số điểm sáng về pháp lý được sửa đổi trong các Luật đầu tư, Luật xây dựng. Ngoài ra, việc sửa đổi luật đất đai cũng cần phải được xem xét để thực thi tốt hơn, là động lực cho thị trường hồi phục nhanh hơn

“Nhiều khi chúng tôi nhìn thấy cơ hội trước mắt nhưng không dám hành động vì thủ tục pháp lý có nhiều vấn đề. Nên chúng tôi không làm được gì khác ngoài việc chờ đợi”, bà Hương cho biết.

Theo bà Hương, ngoài các gói tín dụng, cần phải khơi thông về pháp lý để thị trường bất động sản có thêm nguồn lực hồi phục mạnh mẽ hơn vào quý 4 năm nay cũng như năm 2022.

Còn theo ông Nguyễn Xuân Lộc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSH Group, thị trường bất động sản 6 tháng qua có sự tăng trưởng tương đối tốt nhưng hai tuần trở lại đây khi có Chỉ thị 16 thì lượng giao dịch bị ảnh hưởng.

Đại diện MSH Group cho rằng, từ giờ đến cuối năm giao dịch bất động sản sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phòng chống dịch. Bởi vì đặc thù ngành bất động sản giao dịch online rất khó khăn, khách hàng muốn đến thăm dự án và tiến hành các thủ tục. Trong thời gian giãn cách này, khách hàng chủ yếu tìm hiểu thông tin, chờ dịch bệnh kết thúc.

“Nếu tháng 8 chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh thì tôi tin rằng, cuối năm thị trường sẽ giao dịch tốt. Nhiều chủ đầu tư đang chờ tung hàng ra, thị trường bất động sản cuối năm có thể có đợt sóng mới”, ông Lộc lạc quan.

Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, tại các chương trình làm việc của Quốc hội vừa qua, rất nhiều khuôn khổ pháp lý sẽ được đẩy nhanh để sửa đổi. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đang trao quyền cho Chính phủ. Với những điều này, không chỉ doanh nghiệp bất động sản mà doanh nghiệp nói chung sẽ có khả năng tiếp cận hỗ trợ của Chính phủ, ngân hàng tốt hơn trong thời gian tới.

Astral City Bình Dương

Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.
  • Vị trí: Mặt tiền QL 13, Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Bình Dương
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (Mã chứng khoán: PDR)
  • Tên thương mại: Căn Hộ The Astral City
  • Tổng vốn đầu tư 5.900 tỷ đồng
  • Loại hình: Căn hộ cao cấp, nhà phố thương mại.
  • Diện tích dự án: 3,73 ha
  • Mật độ xây dựng : 50%
  • Quy mô XD: 6 tòa nhà, cao 40 tầng
  • Tổng số căn hộ : 5200 căn hộ
  • Khởi công dự án: ngày 26/02/2020
  • Thời gian bàn giao: Quý 4/2022
  • Pháp lý: Sổ hồng, sở hữu lâu dài. Người nước ngoài được sở hữu 50 năm
  • Fanpage:https://www.facebook.com/Astralcity.Official
  • Website: https://gemmaland.com.vn/
  • Hotline : 0946.7777.23