Hôm nay 20/7, ngày kỷ niệm 21 năm thị trường chứng khoán có phần “kém vui”, khi thị trường vẫn chìm trong sắc xanh, thị trường chứng khoán chiều nay khởi sắc hơn hẳn, không phải do dòng tiền lớn mạnh, mà do các trụ đảo chiều phát tín hiệu. Trong bối cảnh áp lực bán có phần giảm, tâm lý cũng đảo chiều theo. Diễn biến này khác phiên kỷ niệm 20 năm thị trường (20/7/2020).
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, thị trường nhen nhóm hồi phục, với động lực chính từ sự bứt phá của nhóm cổ phiếu lớn. VN-Index có thời điểm tăng lên khoảng 7 điểm lên ngưỡng 1.250 điểm, nhưng không thể duy trì được bao lâu, khi áp lực bán lại dâng cao. Từ đó, VN-Index giằng co trong vùng 1.240 – 1.250 điểm, bên bán liên tục gây áp lực lên thị trường, chỉ số “hụt hơi” và bắt đầu giảm. Tạm đóng phiên sáng, VN-Index mất hơn 13 điểm, xuống còn 1.230 điểm.
Những cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VN-Index sáng nay
Hai bluechip thuộc vốn hoá lớn nhất thị trường là VIC, VCB tác động tiêu cực nhất đến VN-Index, khiến chỉ số mất 4 điểm. VRE, VPB, GAS, VJC, VIC, NVL, VNM là lực cản lớn với thị trường.
Ở chiều ngược lại, HPG hoạt động tích cực nhất, cùng với MWG, MSN, ACB, KBC, HVN, DCM, HSG, TPB giao dịch khởi sắc. Tuy nhiên, nhóm này đóng góp chưa tới 2 điểm vào chiều tăng của chỉ số. MWG bật tăng mạnh mẽ ngay từ đầu phiên, nhưng dần thu hẹp đà tăng, tạm đóng phiên sáng tăng 2,2%. Đây là mã tăng mạnh nhất rổ VN30 trong buổi sáng nay, bất chấp làn sóng tẩy chay Bách Hoá Xanh. Dù vậy, chưa thể khẳng định MWG đã lấy lại “phong độ” sau lùm xùm từ công ty con kể trên.
3 cổ phiếu mới lọt rổ VN30 trong kỳ tháng 7/2021 là ACB, GVR, SAB diễn biến trái chiều. 3 mã này từng có lúc cùng tăng giá, nhưng hết phiên sáng chỉ còn ACB, GVR trụ lại sắc xanh, còn SAB giảm 0,3%.
Càng về cuối phiên sáng, áp lực điều chỉnh càng dâng cao, tạm nghỉ trưa, VN-Index mất 13 điểm. Thị trường chìm trong sắc đỏ, 230 mã giảm giá, áp đảo 129 cổ phiếu tăng. Các nhóm dẫn dắt thị trường thời gian qua như ngân hàng, chứng khoán, thép vẫn chịu điều chỉnh, phân hoá mạnh. Toàn bộ họ nhà băng, chỉ có ACB, TPB tăng giá, trong khi những mã còn lại đồng loạt giảm.
Còn nhớ, ngày sinh nhật 20 năm thị trường (20/7/2020), chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ. Dừng phiên sáng, VN-Index mất 0,81%, HNX-Index giảm 1,1% còn UPCoM-Index giảm 0,75%.
Kết phiên sáng, chỉ số 3 sàn đồng loạt giảm điểm. VN-Index giảm hơn 1% về 1.230 điểm. Còn HNX-Index, UPCoM-Index giảm khoảng 0,2%. Giao dịch khối ngoại khiêm tốn, nhóm này mua ròng 1,93 tỷ đồng.
21 năm trước, thị trường chỉ có 2 mã niêm yết
Hôm nay 20/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) kỷ niệm 21 năm thành lập, đánh dấu sự ra đời của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.
Nhân ngày sinh nhật 21 năm thị trường, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI có chia sẻ đáng chú ý trên trang cá nhân. Ông Hưng là một trong những người đi cùng thị trường xuyên suốt 21 năm qua.
Chủ tịch SSI cho biết, ngày này 21 năm trước thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương hoạt động với 2 mã chứng khoán và thanh khoản vài trăm triệu mỗi tuần. Những người tham gia thị trường lúc ấy phần lớn do đam mê muốn thử sức vào lĩnh vực được coi là “vô tiền khoáng hậu”, chỉ mong sao thị trường có thể tồn tại và phát triển không bị chết yểu chứ thực sự chưa ai nghĩ đến có thể kiếm được tiền.
Từ năm 2006 các tổ chức tài chính quốc tế đặt cược vào Việt Nam “Mua cho tương lai 10 năm”, tiền đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tốc đô chóng mặt, cơ hội vàng lần thứ nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn mở rộng quy mô. Nhiều chủ doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư trở thành triệu phú, Nhà nước tham gia thị trường vốn quốc tế phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ… Giấc mơ “Xây dựng và vận hành hiệu quả thị trường chứng khoán trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” đã thành hiện thực.
Thế hệ gieo mầm chỉ mong sao thị trường tồn tại phát triển, thế hệ hôm nay mơ ước thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện đúng sứ mệnh của mình.
Tín hiệu “đánh lên”
Trái ngược với phiên sáng, thị trường chứng khoán chiều nay khởi sắc hơn hẳn, không phải do dòng tiền lớn mạnh, mà do các trụ đảo chiều phát tín hiệu. Trong bối cảnh áp lực bán có phần giảm, tâm lý cũng đảo chiều theo.
Khoảng 30 phút đầu tiên, thị trường chỉ khởi động nhẹ. Thay đổi lớn chỉ diễn ra khi nhóm ngân hàng với trụ lớn nhất – và cũng là trụ yếu nhất – VCB đảo chiều mạnh. Tín hiệu thứ hai là nhóm cổ phiếu chứng khoán, những mã rất nhạy với thay đổi xu hướng.
VCB là trụ ngân hàng gây áp lực mạnh nhất lên VN-Index khi giảm tới 2,16% trong phiên sáng. Khoảng sau 1h30 VCB bắt đầu có tín hiệu thay đổi. Cầu mạnh nâng giá mua liên tục kéo theo giá phục hồi rất nhanh. Chỉ hơn 10 phút VCB từ mức giảm 2% đã quay trở lại tham chiếu. VN-Index hình thành nhịp tăng đầu tiên dựng đứng và cũng vượt tham chiếu.
Thị trường đảo chiều mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt của nhóm blue-chips
Dĩ nhiên nhịp tăng gấp gáp nào cũng không dễ dàng, VCB chững lại, nhưng quán tính đã có và sự hỗ trợ của số lớn cổ phiếu cùng ngành khác, trong đó TCB, CTG cũng cực mạnh. VN-Index bắt đầu được hỗ trợ từ số đông cổ phiếu blue-chips.
Trong số các trụ ép chỉ số buổi sáng, VIC chiều nay phục hồi chậm hơn và cũng không tăng nhiều. Tuy nhiên việc lấy lại được hơn 2,4% mức giảm cũng có thể xem là mức tăng tương ứng, vì VIC không giảm cũng có nghĩa là chỉ số được ủng hộ.
Tín hiệu từ nhóm cổ phiếu ngân hàng là rất rõ ràng chiều nay. Xét về mặt thời gian thì chuyển động giá sớm nhất là TCB, nhưng lực kéo chính là từ VCB. Cổ phiếu ngân hàng buổi sáng giảm khá mạnh nhưng chỉ có VCB là rơi trên 2%. Do đó khi VCB đảo chiều, các mã khác có sức bật rất nhanh. Cổ phiếu ngân hàng tăng đồng loạt và tăng liên tục đến hết phiên: BID tăng 3,4%, ACB tăng 5,4%, HDB tăng 4,7%, TPB tăng 4,6%, VCB tăng 3,3%, TCB tăng 3,1%, CTG tăng 3,1%, MBB tăng 2,8%, STB tăng 2,2%, VPB tăng 1%, SHB tăng 5,9%.
Nhóm cổ phiếu nhạy thứ hai là chứng khoán. SSI, HCM từ cuối phiên sáng đã giữ được tham chiếu bật tăng sớm nhất. VCI chậm hơn một chút do đến cuối phiên sáng còn giảm hơn 5%. Phải đến sau 2h chiều VCI mới leo qua được tham chiếu. Các mã chứng khoán tăng cực mạnh về cuối, thậm chí SSI còn kịch trần. Một số mã chứng khoán nhỏ cũng tăng hết biên độ là ART, AGR. Nhóm tăng trên 5% là VND, SHS, MBS, BVS, HCM, CTS, PSI, BSI, EVS, FTS, VDS, APS.
Đà phục hồi giá ở các cổ phiếu còn lại hầu hết là chậm, một dạng phản ứng theo nhóm dẫn dắt. Đến 1h40 khi VN-Index đã vượt qua tham chiếu thì độ rộng của chỉ số vẫn là 169 mã tăng/181 mã giảm. Tuy nhiên đà tăng sau đó lan như một đám lửa cháy không cản nổi, cổ phiếu tăng giá ào ạt và đến hết phiên, HoSE có 281 mã tăng/94 mã giảm.
VN-Index đóng cửa tăng 2,39% so với tham chiếu. VN30-Index tăng 2,68% với 28 mã tăng/2 mã giảm, trong đó 1 mã trần là SSI. Rổ này có 19 mã tăng trên 2%, toàn sàn HoSE có 140 mã tăng trên 2%. Đây là tình thế đảo ngược hoàn toàn so với phiên sáng.
Thanh khoản lại không phải là động lực hay điểm nhất của phiên đảo chiều này. Sức mua phiên chiều cũng khá tốt, nhưng không tạo được thanh khoản lớn, do bên bán cũng không xả hàng cản đường nhiều. Tổng giá trị khớp hai sàn buổi chiều chỉ hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó sàn HoSE khoảng 8.074 tỷ đồng.
Với biên độ đảo chiều rất mạnh, riêng VN30 có 19 mã đảo chiều với biên độ trên 4% so với đáy thấp nhất ngày, thanh khoản giảm là một tín hiệu từ phía bán đã giảm áp lực. Nhà đầu tư cầm cổ chưa bán ra đã giữ hàng lại để đợi cơ hội tốt hơn.
Cách đây 21 năm, ngày 20/7/2000, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) chính thức đi vào hoạt động, cũng là dấu mốc đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.