VN-Index (16/7) áp sát mốc 1.300 điểm, tiền vào nhỏ giọt, bên cầm cổ vẫn giữ chặt

Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm và VN-Index vẫn chưa thể qua khỏi mốc 1.300 điểm phiên cuối tuần. Thanh khoản phiên cuối tuần đã lập kỷ lục thấp mới do phiên chiều tiền vào cực ít. Cả hai sàn khớp miệt mài cũng chỉ được hơn 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên thị trường lại không giảm và độ rộng cũng tốt hơn. Đây là hiệu ứng của việc cạn cung…

Kết phiên 16/7, VN-Index tăng 5,39 điểm (+0,42%) lên 1.299,31 điểm, HNX-Index tăng 0,48% lên 307,76 điểm, UPCoM-Index tăng 0,41% lên 85,33 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch đạt 18.800 tỷ đồng.

VN-Index áp sát mốc 1.300 điểm phiên cuối tuần

Chỉ số VN-Index ghi nhận một phiên hồi phục mạnh nhờ sự dẫn dắt của lực cầu bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Thanh khoản phiên 15.7 không thay đổi quá nhiều so với phiên giao dịch liền trước, ghi nhận gần 14.000 tỉ đồng giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE.

VN-Index áp sát mốc 1.300 điểm phiên cuối tuần

Kết phiên 16/7, VN-Index tăng 5,39 điểm (+0,42%) lên 1.299,31 điểm, HNX-Index tăng 0,48% lên 307,76 điểm, UPCoM-Index tăng 0,41% lên 85,33 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch đạt 18.800 tỷ đồng.

Sau khi đánh mất mốc 1.300 điểm vào phiên giao dịch 12.7 với cú “knock out” hơn 50,8 điểm, hiện tại chỉ số VN-Index đang được giao dịch quanh vùng giá 1.299 điểm, tương đương mức giảm hơn 7% kể từ vùng đỉnh 1.400 điểm.

  • Nhóm VN30 có 19 mã tăng, 10 mã giảm và 1 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, các mã tăng mạnh nhất phải kể đến là MSN, VIC, PDR… Chiều ngược lại, SSI, VHM, STB, VRE là những mã giảm sâu nhất trong rổ.
  • Nhóm bất động sản khu công nghiệp bất ngờ nổi sóng khi nhiều mã bứt phá mạnh như GVR, LHG, SIP, KBC. Đáng chú ý, cổ phiếu SZC tăng trần lên 36.750 đồng/cp sau thông tin Sonadezi Châu Đức lãi 6 tháng vượt 7% kế hoạch năm.
  • Nhóm ngân hàng bất ngờ giao dịch khá tiêu cực trong phiên chiều và tác động tiêu cực đến thị trường. Trong khi đó, đà tăng của cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính, hóa chất và sản xuất thực phẩm ủng hộ cho sắc xanh của chỉ số. Khối ngoại mua ròng gần 70 tỷ đồng trên HoSE trong đó tập trung mua NVL, VIC, CTG,…

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá chỉ số VN-Index vẫn đang duy trì đà tăng khá tốt sau nhiều lần kiểm tra thành công vùng hỗ trợ 1.270 điểm. Dưới góc nhìn kỹ thuật, một số chỉ báo động lượng đã chững lại đà giảm khi tiệm cận vùng quá bán có thể kích hoạt nhịp hồi phục trong một vài phiên tới.

VCBS cho rằng, nhà đầu tư có thể bắt đầu giải ngân vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt thu hút được dòng tiền trong giai đoạn này cho chiến lược “lướt sóng” ngắn hạn, trong đó đáng chú ý là các cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

Trên góc nhìn sóng elliott, Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) cho biết hiệ tại VN-Index tiếp tục nằm trong sóng điều chỉnh a sau khi đánh mất đường hỗ trợ MA20 ngày vào phiên 6.7 với target theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.210 điểm. Theo đó, SHS cho rằng thị trường có thể sẽ điều chỉnh lại trong phiên 16.7 nếu như lực cầu mua lên tiếp tục suy yếu. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 16.7, thị trường có thể sẽ tiếp tục biến động giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.260-1.300 điểm.

Nhà đầu tư đã tham gia bắt đáy một phần nhỏ tỉ trọng quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm trong phiên 12.7 nên tiếp tục theo dõi thị trường và có thể gia tăng tỉ trọng nếu VN-Index có nhịp điều chỉnh về quanh ngưỡng hỗ trợ 1.260 điểm.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng thị trường đã có một số dấu hiệu tích cực về kỹ thuật sau phiên phục hồi 15.7, biên độ dao động nhỏ và trong xu hướng giảm cùng với thanh khoản thấp cho thấy áp lực từ phía cung đang giảm dù phiên 15.7 lượng hàng kỷ lục về tài khoản.

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang được hỗ trợ bởi MA100 trong 4 phiên vừa qua, trong kịch bản tích cực nếu chỉ số này có thể đóng cửa phiên 16.7 trên ngưỡng 1.300 điểm thì khả năng đáy ngắn hạn sẽ được xác nhận, nhịp hồi có thể đưa thị trường retest ngưỡng MA50. Do vậy, nhà đầu tư có thể giải ngân từng phần với ngưỡng hỗ trợ MA100 và kháng cự MA50 (quanh mốc 1.270 điểm và 1.330 điểm).

Tiền vào nhỏ giọt, bên cầm cổ vẫn giữ chặt 

Thanh khoản phiên cuối tuần đã lập kỷ lục thấp mới do phiên chiều tiền vào cực ít. Cả hai sàn khớp miệt mài cũng chỉ được hơn 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên thị trường lại không giảm và độ rộng cũng tốt hơn. Đây là hiệu ứng của việc cạn cung.

Sau phiên sáng có chút cải thiện về dòng tiền, thị trường lại không mạnh thêm được rõ rệt mà giao dịch rất thận trọng. Điều căn bản là nhà đầu tư đã không bỏ thêm tiền vào mua.

Thanh khoản sụt giảm đột biến trong khi VN-Index thể hiện nhịp chững đà giảm.

Thanh khoản sụt giảm đột biến trong khi VN-Index thể hiện nhịp chững đà giảm.

Sàn HoSE chứng kiến một phiên chiều èo uột hiếm có. Tổng giá trị khớp lệnh chỉ đạt 5.604 tỷ đồng. Đây là mức còn thấp hơn cả phiên ngày 13/7. Đây cũng là mức giao dịch thấp nhất kể từ ngày 31/5. Rổ VN30 còn giao dịch có 2.944,4 tỷ đồng.

Cổ phiếu thanh khoản “khủng” nhất chiều nay là HPG cũng chỉ chuyển nhượng thêm gần 7,2 triệu đơn vị tương đương giá trị 336,3 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng như TCB, VPB, STB, CTG, MBB… đều có thanh khoản rất thấp.

Mặc dù dòng tiền vào thị trường giảm đáng kể nhưng chiều nay diễn biến không quá tệ. Đầu tiên là độ rộng lại tăng: Chốt phiên sáng sàn HoSE ghi nhận 153 mã tăng/186 mã giảm. Kết thúc phiên, độ rộng là 199 mã tăng/178 mã giảm. VN-Index đóng cửa tăng 0,42% cũng không thay đổi nhiều so với cuối phiên sáng.

Nhìn từ góc độ cổ phiếu, mức độ cải thiện là khá tốt. Sàn HoSE có 110 cổ phiếu đóng cửa tăng trên 1%. Cải thiện đến từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khi chỉ số Midcap thu hẹp mức giảm còn 0,21% so với tham chiếu, Smallcap tăng rõ rệt hơn so với phiên sáng, chốt phiên tăng 0,41%.

Có hiện tượng suy yếu nhẹ ở một số trụ của VN30. Chỉ số này đóng cửa còn tăng 0,54%. TCB, STB, CTG… đều tuột dốc đáng kể. TCB cuối phiên sáng còn tăng nhẹ 0,19% nhưng hết phiên đã giảm 0,96%. CTG từ mức giảm không đáng kể 0,29% thành giảm 1%. STB từ tham chiếu “bổ nhào” giảm 1,22%…

FPT (đỏ) là cổ phiếu hiếm hoi có đột biến chiều nay.

FPT là cổ phiếu hiếm hoi có đột biến chiều nay.

Những mã trụ từ sáng là VIC và MSN tiếp tục ổn định. Dù trải qua vài nhịp rung lắc buổi chiều nhưng chốt ngày VIC vẫn tăng 3,73%, MSN tăng 4,78%. Cổ phiếu mới nổi lên phiên chiều là FPT, thanh khoản khá ấn tượng với 1,42 triệu cổ trị giá 123,5 tỷ đồng. Cuối phiên sáng FPT mới tăng nhẹ 0,35%, đứng giá 85.700 đồng. Đợt bùng nổ khá mạnh trong nửa đầu phiên chiều đẩy giá lên 88.000 đồng tương đương tăng 3,04% so với tham chiếu trước khi lùi nhẹ về 86.800 đồng, còn tăng 1,64%.

Thanh khoản sụt giảm đáng kể buổi chiều là một tín hiệu cho thấy nhà đầu tư không hào hứng nhiều trong giao dịch. Tuy nhiên biến động giá cổ phiếu cũng thể hiện lực bán ở nhiều cổ phiếu không mạnh, thậm chí suy yếu tạo điều kiện cho giá tăng trên nền thanh khoản thấp. Độ rộng cải thiện là bằng chứng rõ nhất.

Tuy vậy tình trạng thanh khoản thấp thường dẫn đến các phiên giao dịch uể oải mệt mỏi và không rõ xu hướng. Những cổ phiếu có lực bán thực sự thấp và lôi kéo được dòng tiền thì cơ hội tăng mạnh hơn. Ngược lại, cầu yếu cũng không thể duy trì lực đẩy một cách bền vững vì sớm muộn những nhà đầu cơ bắt đáy cũng sẽ chốt lời. Đây là rủi ro trong bối cảnh dòng tiền chưa sẵn sàng nhập cuộc.

Astral City Bình Dương

Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.