Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp BĐS kì vọng điều gì?

Tại cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) với các thành viên ngày 12/07, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho đến cuối năm 2021 nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp.

Chia sẻ về vấn đề này, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, đây là động thái tích cực, đúng thời điểm của ngân hàng, góp phần giúp tâm lý các doanh nghiệp nói chung, thị trường BĐS nói riêng tốt hơn.

Ở góc độ thị trường Bất động sản , vị chuyên gia này cho hay, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, giá nhà đất lại vẫn không có dấu hiệu đi xuống, khiến cho không ít người có nhu cầu ở thực gặp thêm khó khăn. Động thái này từ 16 ngân hàng thương mại có thể khiến khách hàng cá nhân bớt đi áp lực, lạc quan hơn trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay để có được nơi an cư như mong đợi.

Về phía các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều phân khúc BĐS khác nhau, sự hỗ trợ này là quan trọng, nhất là với những doanh nghiệp trong mảng hospitality. Đây cũng là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề bậc nhất khi mà khách quốc tế không thể đến, trong khi du khách nội địa cũng rất ít ỏi vì đại dịch.

“Sự hỗ trợ này góp phần giúp nhiều doanh nghiệp “cầm cự” qua giai đoạn khó khăn này để có thể tiếp tục hoạt động trở lại nhanh chóng nhất có thể khi mà dịch Covid- 19 được khống chế thành công. Tất nhiên, các ngân hàng sẽ có những chính sách giảm lãi suất dựa trên các phân tích khách quan và cẩn trọng để hỗ trợ đúng doanh nghiệp, đúng người đang thực sự gặp khó khăn”, ông David Jackson nhấn mạnh.

NHNN yêu cầu Hiệp hội Ngân hàng vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7

Theo bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, trong giai đoạn này, doanh nghiệp BĐS cần nguồn lực lớn để đầu tư phát triển các dự án BĐS. Nguồn vốn vay BĐS cá nhân và doanh nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng.

Dịch bệnh có thể được xem là yếu tố bất khả kháng là đình trệ toàn bộ hoạt động đầu tư, kinh doanh và doanh thu giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, theo bà Hương, giải pháp giảm lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn chút trong giai đoạn cam go này.

“Doanh nghiệp duy trì được qua đại dịch thì vẫn còn cơ hội phục hồi và tiếp tục đồng hành với ngân hàng. Cùng chia sẻ khó khăn và cùng đồng hành với doanh nghiệp, cá nhân vay là giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả trong lâu dài”, CEO Đại Phúc Land nhấn mạnh.

Chia sẻ về tình hình của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bà Hương cho hay, đây là cuộc chiến mang tính sống còn nên các doanh nghiệp BĐS luôn trong tâm thế nén lại, chuẩn bị và chờ đợi cơ hội bật dậy và tăng tốc. Cụ thể với VanPhuc group vẫn cố gắng duy trì bộ máy nhân sự để đảm bảo hoạt động hồi phục nhanh chóng sau khi dịch bệnh qua đi. Doanh thu mặc dù bị giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn này nhưng các kế hoạch đầu tư phát triển dự án vẫn cố gắng triển khai theo tiến độ nhằm chuẩn chị sẵn sàng cho giai đoạn hồi phục và tăng tốc vào cuối năm. Càng khó khăn càng phải ứng phó linh hoạt theo tình hình thực tế.

Cũng chia sẻ về động thái giảm lãi suất của các ngân hàng, tác động thế nào đến thị trường BĐS, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, trong nội dung đề xuất của lãnh đạo ngân hàng vừa qua chưa đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp BĐS, cho cá nhân vay mua nhà….Một số doanh nghiệp BĐS có vay vốn ngân hàng thì chỉ có thể trông đợi chỉ được gia hạn, giãn tiến độ. Có điều nữa là ngân hàng được tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng (được cho vay thêm) nhưng doanh nghiệp BĐS thì không được ưu tiên nên nhìn chung cũng thiệt thòi cho doanh nghiệp BĐS; khó khăn chưa thực sự được giải quyết nhiều.

Theo ông Hoàng, áp lực cho ngân hàng trong việc giảm lãi suất là hiện nay chi phí lạm phát có tăng trong quý 2, nên khó giảm lãi suất cho vay. Nếu như tăng lãi suất tiền gửi thì sẽ làm tăng lãi suất cho vay, tăng thêm lạm phát… ảnh hưởng đến mục tiêu của chính phủ và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, quan trọng là xem xét chính sách tài chính của quốc gia cũng như những động thái của Ngân hàng nhà nước để hiện thực hóa việc hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển kinh tế, đặc biệt là phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.

Một số doanh nghiệp lớn đã khẳng định vị thế thì có thể xoay được vì họ có vốn lớn, đa dạng cấu trúc các nguồn vốn (ít phụ thuộc vào ngân hàng). Vấn đề với các doanh nghiệp BĐS là thị trường hiện nay đang bị đình trệ, ngay cả khi dịch được kiểm soát thì sức mua thị trường cũng sẽ giảm đi nhiều, ảnh hưởng đến kinh doanh.

Ông Hoàng cho rằng, thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp BĐS không gặp nhiều khó khăn như giai đoạn 2010 – 2012 mà khi đó họ phụ thuộc nhiều vào vốn ngân hàng, chịu lãi suất cao, lạm phát cao. Nhưng thời điểm hiện nay ngoài vấn đề thị trường thì các vấn đề về thuế, tài chính thì doanh nghiệp BĐS cũng có những khó khăn nhất định.

“Vì thế, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp BĐS ngoài việc xem xét giảm bớt lãi suất thì các biện pháp như, hoãn nợ, giãn nợ, giãn tiến độ… cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp ở thời điểm này, quan trọng nữa là các vấn đề về nghĩa vụ tài chính của CĐT với nhà nước, như tiền thuế, tiền sử dụng đất ….”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Astral City Bình Dương

Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.