Doanh thu của VPBank hợp nhất tăng 22,5% trong nửa đầu năm nay, riêng quý 2 tăng trưởng 34,6% so với cùng kỳ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn về việc tăng trưởng tín dụng năm 2021 bằng tỷ lệ 12,1%. VPBank trình phát hành cổ phiếu tỷ lệ 80%.
Doanh thu của VPBank hợp nhất tăng 22,5%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán VPB) vừa hé lộ một số kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy ngân hàng có sự tăng trưởng tích cực ở nhiều mảng chủ chốt.
Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 23.100 tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ năm trước, nếu tính riêng quý 2 thì mức tăng trưởng đạt tới 34,6% so cùng kỳ. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, một phần phản ánh động lực tăng trưởng tại VPBank không dựa quá nhiều vào tín dụng mà có sự gia tăng ở hoạt động dịch vụ và phi tín dụng.
Thu nhập lãi thuần trong 6 tháng tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đóng góp lớn từ việc giảm chi phí vốn. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 50% so với cùng kỳ 2020 nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, dịch vụ bảo hiểm và thanh toán. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng gấp 1,6 lần so với nửa đầu năm 2020, nhờ linh hoạt tận dụng các yếu tố thuận lợi của thị trường.
Diễn biến cổ phiếu VPB 2 năm qua
Cơ cấu tín dụng của VPBank tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ sang các phân khúc hiệu quả để đóng góp tốt hơn cho doanh thu. Điều này thể hiện rõ khi tại ngân hàng riêng lẻ tăng trưởng tín dụng tập trung ở hai phân khúc chiến lược là khối khách hàng cá nhân (RB) tăng 17% và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tăng tới 21%. Doanh số giải ngân của RB và SME trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 60,3% và 52,5%.
Riêng phân khúc RB, các sản phẩm cho vay thế chấp đạt mức tăng trưởng tốt trên 30% so với cuối năm 2020 có thể kể đến là vay mua ô tô, vay kinh doanh…Với phân khúc SME, các ngành nghề ưu tiên như năng lượng sạch, xuất nhập khẩu có dư nợ tăng trưởng tới 68% so với cùng kỳ, đóng góp gần 20% vào dư nợ cho vay của ngân hàng riêng lẻ. Chỉ tính riêng hai khối này đã đóng góp tới 57% vào tổng dư nợ của ngân hàng mẹ.
Trong nửa đầu năm nay, VPBank cũng tăng trích lập dự phòng rủi ro theo xu hướng của ngành ngân hàng trước diễn biến bất lợi của dịch bệnh Covid-19. Số liệu từ ngân hàng hé lộ cho thấy chi phí dự phòng hợp nhất tăng mạnh 35% nửa đầu năm nay. Ngân hàng đồng thời đẩy mạnh xử lý nợ xấu khi tổng thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất đạt 1.374 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, riêng tại công ty tài chính FE Credit tăng gấp rưỡi đạt 657 tỷ đồng.
Trước thềm đại hội cổ đông thường niên 2021, vào ngày 28/4, VPBank đã công bố thương vụ M&A kỷ lục của ngành tài chính Việt Nam đó là bán 49% cổ phần của công ty con FE Credit cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG), thu về 1,4 tỷ USD. Khoản tiền này mang lại khoản thặng dư lớn, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính của ngân hàng. Chủ tịch VPBank thời điểm ấy nói rằng ngân hàng sẽ sớm cụ thể hóa giá trị đó bằng kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu ở mức khoảng 90 nghìn tỷ đồng, lên vị thế là một trong các thành viên có quy mô vốn lớn nhất hệ thống các NHTM Việt Nam.
Sáng nay 15/7, VPBank đã có thông báo về việc xin ý kiến cổ đông liên quan đến phương án chia cổ tức cho cổ đông hiệu hữu bằng cổ phiếu với tỷ lệ khoảng 80%, qua đó tăng vốn điều lệ từ mức 25,3 nghìn tỷ đồng lên hơn 45 nghìn tỷ đồng. Đây là động thái tiếp theo sau khi nhà băng này xin ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức cách đây khoảng 1 tháng, cũng là hành động “cụ thể hoá giá trị” của ngân hàng mà chủ tịch VPBank từng nhắc tới ở trên.
VPBank trình phát hành cổ phiếu tỷ lệ 80%
VPBank (HoSE: VPB) vừa công bố tờ trình xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ năm 2021. Ngân hàng đề xuất phát hành tối đa hơn 1,97 tỷ cổ phiếu mới, tương đương tỷ lệ 80% gồm trả cổ tức tỷ lệ 62,15%, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) tỷ lệ 17,85%.
Cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 8.000 cổ phiếu mới gồm 6.215 cổ phiếu từ trả cổ tức và 1.785 cổ phiếu thưởng phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu.
VPBank hiện đang lưu hành hơn 2,4 tỷ cổ phiếu và nắm giữ hơn 75,2 triệu cổ phiếu quỹ. Tổng số cổ phiếu đang niêm yết là hơn 2,5 tỷ đơn vị.
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của VPBank dự kiến tăng từ hơn 25.299 tỷ đồng lên hơn 45.057 tỷ đồng (tăng thêm hơn 19.757 tỷ đồng), tương đương tổng số cổ phiếu niêm yết sẽ tăng lên hơn 4,5 tỷ đơn vị.
Về nguồn vốn thực hiện, ngân hàng cho biết đến ngày 31/12/2020, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển khoảng 19.511 tỷ đồng, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ khoảng 808 tỷ đồng là nguồn vốn có thể dùng cho mục đích tăng vốn điều lệ như phương án mà ngân hàng này dự kiến trình cổ đông.
Thời điểm thực hiện phát hành dự kiến là trong quý III và/hoặc quý IV/2021. Trên thị trường cổ phiếu VPB có giá 61.500 đồng/cp, kết phiên 14/7.
VPBank ra tin tốt, được nới room tín dụng lên mức 12,1%
NHNN đề nghị, VPBank xây dựng kế hoạch và kiểm soát tăng trưởng tín dụng đến ngày 31/12/2021 theo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng nhưng không vượt quá room tín dụng được NHNN thông báo suốt cả năm 2021.
Cơ quan điều hành tiền tệ này cũng yêu cầu, VPBank tổ chức thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Trong đó, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tún dụng phù hợp với năng lực quản lý nợ, khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để cấp tín dụng đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro… Tăng cường tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệ hỗ trợ…, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, tăng cường quản lý rủi ro đối với dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dung, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ…
VPBank trở thành ngân hàng vốn điều lệ lớn nhất hệ thống vượt xa Techcombank, MB, ACB
Hiện nay các ông lớn vốn Nhà nước BIDV, Vietinbank và Vietcombank cũng đều đang có kế hoạch tăng vốn và sẽ tăng lên cao hơn VPBank, nhưng chưa xác định chính xác thời điểm thực hiện. Do đó, nếu VPBank hoàn tất tăng vốn sớm hơn, VPBank sẽ có một khoảng thời gian trở thành ngân hàng vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
VPBank hiện có 2,53 tỷ cổ phiếu, trong đó 2,45 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và 75 triệu cổ phiếu quỹ.Ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu tỷ lệ 80%, trong đó 62,15% để trả cổ tức bằng cổ phiếu và 17,85% phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, VPBank sẽ phát hành thêm tối đa 1,976 tỷ cổ phiếu, tương ứng tăng vốn điều lệ thêm 19.758 tỷ đồng.
Vốn điều lệ VPBank sau phát hành sẽ tăng lên 45.058 tỷ đồng và nếu thực hiện sớm, VPBank sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, vượt qua các ngân hàng vốn Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV.
Tuy nhiên, cả 3 ông lớn này cũng đều đang có kế hoạch tăng vốn. Được biết, BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.300 tỷ đồng, Vietinbank tăng vốn thêm hơn 10.800 tỷ đồng và Vietcombank tăng vốn hơn 13.300 tỷ đồng. Như vậy, sau khi các ngân hàng cùng hoàn tất tăng vốn, Vietcombank sẽ có vốn điều lệ 50.400 tỷ đồng trong khi BIDV và Vietinbank sẽ cùng có vốn điều lệ khoảng 48.000 tỷ đồng, đẩy VPBank xuống vị trí thứ 4.
Thời điểm hiện tại, ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất là BIDV, đạt hơn 40.200 tỷ đồng. Đứng sau là Vietinbank và Vietcombank khoảng 37.000 tỷ đồng, Techcombank 35.000 tỷ đồng và Agribank hơn 30.000 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông 2021, VPBank từng thống nhất không chia cổ tức năm nay, giữ lại toàn bộ lợi nhuận lũy kế để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Lãnh đạo VPBank cho biết, sở dĩ ngân hàng chưa thể trình kế hoạch tăng vốn điều lệ, chia cổ tức trong năm nay bởi nếu tăng vốn, ngân hàng phải có sẵn trong tay “tiền tươi thóc thật” thì mới có thể trình Ngân hàng Nhà nước thông qua. Tuy nhiên, thời điểm đại hội cổ đông diễn ra, các phương án bán 49% vốn FE Credit cho SMBC và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài đều chưa hoàn tất, “tiền tươi” chưa có nên chưa thể trình phương án tăng vốn điều lệ.
Được biết, thương vụ bán 49% FE Credit đem về cho VPBank khoảng 1,4 tỷ USD.
Trước đó, Hội đồng quản trị VPBank cũng đã lấy ý kiến bằng văn bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 13/7/2021. Theo thông tin trên báo chí, VPBank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức gây sốc 80% bằng cổ phiếu.
Về diễn biến giá cổ phiếu, sau thời gian dài miệt mài lao dốc, gần đây, cổ phiếu VPB của ngân hàng này đã có những điều chỉnh. Cụ thể, trong 1 tuần gần nhất, giá cổ phiếu này giảm 11,26%, qua 1 tháng giám 7,52%. Tuy nhiên, tính 1 và năm gần nhất, giá VPBank tăng tỷ lệ lần lượt là 23% và 173,33%.
Tại cuộc họp mới đây với 16 tổ chức tín dụng do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức, các ngân hàng đề nghị, NHNN cấp thêm room tín dụng trong những tháng cuối năm để ngân hàng có dư địa tín dụng hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Theo các ngân hàng, việc được NHNN cho phép nới room tín dụng sẽ giúp các ngân hàng có thêm điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.
Đối với việc áp dụng room tín dụng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, NHNN xem xét cách giao chỉ tiêu tín dụng hàng năm. Đặc biệt, với các ngân hàng đã áp dụng tốt Basel II và Basel III nên được tạo thuận lợi khi cấp room tín dụng.
Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.