Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cho rằng việc trục trặc hệ thống giao dịch tại các công ty chứng khoán không liên quan đến hệ thống mới của HOSE. Giao dịch trên HOSE đã mượt, nhanh hơn.
Hệ thống giao dịch SSI, VPS gặp sự cố, dừng các kênh nhận lệnh trong sáng 7/7
Trong phiên giao dịch sáng 7-7, các nhà đầu tư bức xúc, phản ánh tình trạng lỗi hệ thống của một số công ty chứng khoán như SSI, VPS, TCBS, VNDS, Mirea, khiến họ không thể giao dịch.
Một số công ty chứng khoán đã xác nhận về tình trạng lỗi này và cho biết đang khẩn trương khắc phục để hệ thống sớm hoạt động trở lại.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Lê Hải Trà cho biết có xảy ra sự cố ở vài công ty chứng khoán chứ không phải do hệ thống giao dịch mới của HOSE. Theo ông Trà, có 73 công ty chứng khoán thành viên đang kết nối với HOSE, mỗi công ty chứng khoán có sự lựa chọn và đầu tư công nghệ khác nhau, nên hệ thống của họ cũng không giống nhau nên có công ty trục trặc, công ty không.
Cùng câu trả lời này, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng khẳng định hệ thống giao dịch hay các app của các công ty chứng khoán trục trặc không liên quan đến hệ thống mới của HOSE. Hiện tại, sau 3 ngày triển khai hệ thống giao dịch mới, hệ thống giao dịch tại HOSE đã mượt và nhanh hơn bình thường.
Công ty chứng khoán SSI thông báo tạm dừng nhận lệnh sáng 7-7 để khắc phục sự cố
Ông Dũng cũng cho biết theo các công ty chứng khoán báo về, tình trạng lỗi có xảy ra ở một vài nơi và nguyên nhân được lý giải là có thể hệ thống của các công ty chứng khoán chưa tương thích với tốc độ trả lệnh giao dịch khá nhanh hiện nay nên có thể bị nghẽn.
10h sáng 7-7, dữ liệu trên bảng giá của Chứng khoán SSI (trái) và Chứng khoán VNDirect không thống nhất
Một chuyên gia về công nghệ ví von việc HOSE thay đổi hệ thống mới do FPT xây dựng giống như việc “phẫu thuật thay tim” nhằm xử lý tình trạng nghẽn lệnh. Tuy nhiên, với 1 “trái tim” mới, hệ thống của một số công ty chứng khoán có thể chưa tương thích. Việc này buộc các công ty chứng khoán cũng phải hoàn thiện hệ thống của mình để tương thích hoàn toàn với hệ thống mới của HOSE.
Tuy vậy, theo ghi nhận của chúng tôi, đa phần các công ty chứng khoán bị sự cố là công ty chứng khoán thị phần lớn, có hệ thống công nghệ tương đối mới…
Ghi nhận trong sáng nay (7/7), bảng giá SSI có thời điểm không nhảy lệnh và cập nhật chậm so với bảng giá các CTCK khác. Nhiều nhà đầu tư cũng phản ánh về tình trạng không đăng nhập được vào hệ thống, trên cả web và app.
Theo thông báo từ CTCK SSI, trong sáng nay, hệ thống giao dịch của SSI ghi nhận hiện tượng gửi lệnh chậm và không cập nhật chính xác trạng thái lệnh. Để khắc phục sự cố này, SSI đã tạm dừng các kênh nhận lệnh và sẽ mở lại ngay khi giải quyết dứt điểm vấn đề.
Ghi nhận trong sáng nay (7/7), bảng giá SSI có thời điểm không nhảy lệnh và cập nhật chậm so với bảng giá các CTCK khác. Nhiều nhà đầu tư cũng phản ánh về tình trạng không đăng nhập được vào hệ thống, trên cả web và app.
Tuy nhiên, đến khoảng 11h, giao dịch tại hệ thống SSI đã thông suốt trở lại.
Hàng loạt cổ phiếu tím lịm, VnIndex tăng 34 điểm, VN30-Index tăng vọt 51 điểm
Phiên tăng hôm nay gây ấn tượng mạnh không khác gì phiên giảm hôm qua nhưng theo một cách khác. Những nhà đầu tư dũng cảm mua giá thấp hôm qua thì hôm nay tài khoản đã tăng vọt. Kết thúc phiên giao dịch, VNNDEX tăng 34 điểm; VN30-Index tăng vọt 51 điểm.
Nhìn vào mức điểm của VN30 có thể rõ tính chất kéo trụ của phiên hôm nay. Nhiều mã trụ như GAS, MSN, VHM, MBB, TCB tăng mạnh từ 5% – 6%. Tuy nhiên, bên bán vẫn chiếm ưu thế trên toàn thị trường với số mã giảm lên tới 534 mã, gần gấp đôi số mã tăng.
Nhóm bán lẻ có một phiên thăng hoa, PNJ, MWG, MSN, FRT tăng từ trần tới tới cận trần. Theo đó, đây là nhóm tăng mạnh nhất phiên hôm nay.
Thị trường chứng khoán như cái vòng quay liên tục đảo chiều. Việc bắt đáy của nhà đầu tư cần rất thận trọng khi mà mọi thứ biến đổi quá nhanh. Đôi khi, cảm xúc sợ hãi bị bỏ rơi khỏi cơ hội đang chi phối hành động của nhiều người và khi thấy chỉ số xanh là ào ào “múc”, chỉ số quay đầu chuyển đổ là ào ào bán! Việc không kiểm soát được cảm xúc hoặc không có chiến lược đầu tư rõ ràng vào giai đoạn này rất nguy hiểm cho đồng tiền của nhà đầu tư.
Mở phiên giao dịch, cả VnIndex lẫn VN30-Index đều bật tăng mạnh mẽ như chưa từng có phiên giảm hôm qua. Nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy cổ phiếu. Ngay cả thị trường chứng khoán phái sinh cũng phát đi tín hiệu tăng giá và dường như hôm qua là bear trap.
Fubon FTSE Vietnam ETF trở lại giải ngân vào chứng khoán Việt Nam
Sau phiên giảm sốc hôm qua, chứng khoán Việt Nam đã hồi phục trở lại mạnh mẽ trong phiên giao dịch 7/7. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 33,76 điểm (2,49%) lên 1.388,55 điểm; HNX-Index tăng 0,41% lên 319,83 điểm và UPCom-Index tăng 0,08% lên 89,14 điểm.
Sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường trong phiên hôm nay không thể không nhắc tới vai trò của khối ngoại khi họ mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên HoSE, trong đó lực mua tập trung vào các Bluechips như VHM (310,6 tỷ đồng), MBB (241,2 tỷ đồng), HPG (225,6 tỷ đồng), VNM (182,9 tỷ đồng), STB (123,4 tỷ đồng)…
Lực mua của khối ngoại có thể có sự đóng góp từ quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF khi trong 2 phiên giao dịch gần nhất (5/7 và 6/7), quỹ đã hút ròng tổng cộng hơn 400 triệu Đài Tệ, tương ứng 14,4 triệu USD và xu hướng hút vốn này có thể sẽ chưa sớm chấm dứt.
Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ETF từ Đài Loan (Trung Quốc), bắt đầu giải ngân vào TTCK Việt Nam từ cuối tháng 3/2021. Sau giai đoạn khởi đầu hút vốn khá mạnh, dòng vốn vào quỹ đã chững lại trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên trong những phiên giao dịch đầu tháng 7, quỹ đã hút vốn trở lại.
Theo số liệu chốt ngày 6/7, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 11 tỷ Đài Tệ, tương ứng 392,6 triệu USD (khoảng 9.100 tỷ đồng).
Fubon FTSE Vietnam ETF sử dụng chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index, gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại). Tại ngày 30/6, HPG là cổ phiếu lớn nhất rổ FTSE Vietnam 30 Index với tỷ trọng 12,32%, xếp tiếp theo lần lượt là VHM (9,72%), NVL (9,44%), MSN (9,26%), VIC (9,25%), VNM (7,28%), VRE (5,56%), VCB (5,36%), SSI (4,03%), PDR (3,5%)…Đây đều là những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng trong phiên 7/7 và hầu hết đều bứt phá khá mạnh.
Thế nhưng, mọi thứ lại thay đổi chóng vánh. Từ bear trap đã trở thành “bear” thật còn cú hồi nẩy sáng nay lại là bull trap. Những người đua lệnh ATO đã ngay lập tức chịu cảnh vừa khớp xong đã thấy tài khoản lỗ. VnIndex chuyển từ +8 điểm về -16 điểm! Và cũng chỉ trong vài phút sau đó, thị trường lại quay về trạng thái thắng của bên mua. Tại thời điểm 9h37′, VnIndex tăng 3 điểm; VN30-Index tăng 11 điểm. Nhiều cổ phiếu nhóm VN30 tăng mạnh như CTG, GAS, MWG, PNJ….
Sự hồi phục lại diễn ra sau đó chỉ vài phút. Những biến động quá bất ngờ này gây rủi ro cho những nhà đầu tư trên thị trường. Đành rằng, thị trường chứng khoán tuân theo quy luật cung-cầu nhưng cung-cầu cũng có những nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với những biến động chớp nhoáng như thế này, các lệnh lớn có thể đang là yếu tố tác động quá lớn đến thị trường chứng khoán.
Theo thông tin chưa chính thức chúng tôi thu thập được, sáng nay, hệ thống giao dịch chứng khoán của nhiều công ty chứng khoán bị treo. Hiện chưa rõ nguyên nhân do đâu nhưng ít nhất, chúng tôi được biết có 2 app của 2 công ty chứng khoán top đầu đang rất khó nhận lệnh
Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.