Tâm lý tiêu cực trùm lên thị trường trong ngày thứ hai HOSE vận hành hệ thống mới. Hầu hết các chuyên gia ở công ty chứng khoán (CTCK) đều cho rằng cú giảm trong phiên ATC ngày 06/07/2021 là một diễn biến bất ngờ. Chỉ trong khoảng 20 phút cuối phiên, các chỉ số chứng khoán đột ngột giảm mạnh. VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, giảm hơn 56 điểm.
Kết phiên, VN-Index giảm 56,34 điểm (3,99%) xuống 1.354,79 điểm; HNX-Index giảm 9,25 điểm (2,82%) xuống 318,51 điểm, UPCoM-Index giảm 1,4 điểm (1,55%) còn 89,07 điểm.
Tâm lý tiêu cực trùm lên thị trường trong ngày thứ hai HOSE vận hành hệ thống mới. Sàn HOSE ghi nhận 350 mã giảm (trong đó có 86 mã nằm sàn), áp đảo hoàn toàn so với 59 mã tăng và 19 mã đứng giá tham chiếu.
Thị trường xuất hiện tình trạng bán tháo trong phiên ATC với nhiều mã vốn hóa lớn như CTG, SSI, STB, TCB, VHM, MBB và TPB bị kéo xuống mức giá sàn. Trước phiên giao dịch khớp lệnh đóng cửa, VN-Index mất hơn 24 điểm và HNX-Index cũng giảm hơn 5 điểm.
Tuy nhiên, đến phiên buổi chiều, một số thông tin lan truyền về dịch Covid-19 khiến nhiều người lo ngại, thị trường lình xình, nhiều cổ phiếu thu hẹp đà tăng hoặc chuyển sang giảm nhẹ. Các nhà đầu tư vẫn nghĩ thị trường sẽ có lực đỡ vào cuối phiên nhưng áp lực bán vẫn không ngừng gia tăng và chuyển sang bán tháo vào phiên ATC.
Đóng cửa thị trường chứng khoán ngày 6-7, VN-Index giảm sâu tới 56,34 điểm, rớt xa ngưỡng 1.400 điểm, còn 1.354,79 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ hôm 28-1 đến nay. Hệ thống mới của sàn HOSE giúp giao dịch trơn tru dù lệnh bán dồn dập đổ vào.
Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta, lý do giảm được cho rằng đến từ cơ bản của thị trường chứ không phải yếu tố kỹ thuật hệ thống. Thị trường có dấu hiệu bất thường, giảm mạnh từ 2h15 – 2h30. Áp lực bán mạnh xuất hiện đầu tiên ở nhóm cổ phiếu chứng khoán – nhóm được kỳ vọng sẽ tích cực, sau đó lan ra nhóm ngân hàng.
Lý giải diễn biến giảm đột ngột trong ATC, ông Minh cho biết nhà đầu tư có bán trong ATC hay không chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến thị trường trước 2h30 có xấu không. Do đó, có thể cú giảm mạnh trước 2h30 phiên hôm nay (06/07) là nguyên nhân khiến nhà đầu tư bán tháo trong ATC.
Về mặt cơ bản, thị trường hiện đang có nhiều yếu tố tiềm ẩn như lượng cổ phiếu có sẵn và sẵn sàng bán ra trong tài khoản lớn, margin đang căng, cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua và PE thị trường đã ở mức cao. Ông Minh nghi ngờ yếu tố cơ bản rủi ro kết hợp với một số tin đồn liên quan tới Covid trên thị trường mấy ngày gần đây là nguyên nhân dẫn tới đợt bán tháo mạnh.
Ông Nguyễn Kim Hoàn – Giám đốc Kinh doanh của CTCK SBSC cũng cho rằng đợt giảm chủ yếu đến từ yếu tố cơ bản thị trường, khi đã tăng mạnh thì có điều chỉnh là tất yếu. Đợt bán tháo trong phiên 06/07 có thể đến từ một số tin đồn nào đó.
“Hiện tôi vẫn đang đi tìm nguyên nhân. Cho đến giờ thì hệ thống kết nối từ công ty chứng khoán tới HOSE vẫn bình thường, thậm chí trơn tru hơn trước đây”, ông Hoàn nói thêm.
Về phần mình, ông Lê Vương Hùng – Giám đốc Khối Kinh doanh Môi giới của CTCK VDS nhận định thị trường không còn rẻ nữa. Nhịp giảm này cho thấy dấu hiệu chốt lời. Khi có đợt điều chỉnh thì phải xem lại đợt tăng tháng 3, xem lại các nhóm tăng mạnh như chứng khoán, ngân hàng.
Mặt khác, ông Hùng cho biết trước kia trong ATC khó mua bán nhưng khối lượng hiện tại lại rất lớn, cho thấy lượng lệnh lớn được đặt vào ATC.
Phiên hôm nay lúc 14h20 đến 14h35 đều thử đặt lệnh mua ATC nhưng đều báo timed out , trong khi phiên đóng cửa chưa kết thúc.
Rổ VN30 cuối phiên chỉ còn có 3 cổ phiếu lội ngược dòng đi lên là NVL, VJC và PNJ. Tất cả nhóm ngành đều lao dốc mạnh, ngay cả những cổ phiếu đóng vai trò trụ đỡ trước đó đều bị nhà đầu tư đem ‘xả’ không tiếc tay.
Diễn biến các chỉ số trên thị trường kết phiên 6/7.
Trong phiên VN-Index giảm sâu, thanh khoản thị trường tăng mạnh lên hơn 34.200 tỷ đồng, tương đương gần 1,05 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch. Tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt gần 27.000 tỷ đồng.
Tính đến 13h40, VN-Index giảm 4,32 (0,31%) còn 1.406,81 điểm, VN30-Index giảm 7,81điểm (0,5%) còn 1.549,6 điểm.
Xung lực tăng điểm yếu dần trong khi áp lực bán gia tăng khiến VN-Index quay đầu giảm điểm. Nhóm ngân hàng hiện vẫn là trụ đỡ lớn nhất của thị trường với các mã BID, VCB, VIB, LPB đang nỗ lực gồng đỡ chỉ số.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,97 điểm (0,21%) lên 1.414,1 điểm, HNX-Index tăng 0,51% đạt 329,44 điểm, UPCoM-Index tăng 0,91% lên 91,3 điểm.
Đà tăng bị thu hẹp về cuối phiên sáng do nhóm vốn hóa lớn hạ nhiệt. Sắc xanh của thị trường vẫn được giữ vững nhưng các cổ phiếu dường như đang luân phiên điều chỉnh.
Diễn biến phân hóa phủ bóng dường như phủ bóng ở tất cả các nhóm ngành. Tại nhóm ngân hàng, các mã PGB, EVF, SGB, VBB, KLB, NAB, LPB có mức tăng tốt trên 3%. Nhiều cổ phiếu cũng giao dịch trên mốc tham chiếu như BID, VIB, ABB, BAB, SHB, OCB, CTG, MSN, EIB, HDB và MBB. Trong khi đó, các mã vốn hóa lớn như TCB, STB, VPB, ACB, SSB, VCB chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán hạ nhiệt sau giai đoạn tăng nóng. Một số mã chịu áp lực bán mạnh trong phiên sáng nay như PSI (giảm 6,8%), AGR (4,3%), VFS (3,8%), EVS (3,2%), HAC (3,1%)…
Cổ phiếu đầu cơ họ FLC duy trì sắc xanh với cổ phiếu KLF tăng 4,2%, FLC (2,8%), ROS (1,8%), ART (1%), AMD (0,6%) và HAI (0,3%).
Thanh khoản thị trường phiên sáng nay cũng suy giảm đáng kể so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt 16.255,92 tỷ đồng, tương đương khối lượng giao dịch hơn 503,16 đơn vị. Tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 12.366 tỷ đồng, giảm gần 17% so với phiên trước đó.
Tính đến 10h40, VN-Index , VN30-Index tăng 6,25 điểm (0,44%) lên 1.417,38 điểm, VN30-Index tăng 6,59 điểm (0,42%) lên 1.564 điểm.
Sắc xanh có xu hướng áp đảo tại rổ VN30. Cổ phiếu dẫn đầu phía tăng giá là BID với tỷ lệ tăng 3,2%. Các mã PNJ, REE và GAS theo sau với mức tăng giá trên 2%. Trong khi đó, VIC và VHM đảo chiều giảm điểm. Sắc đỏ cũng hiện diện tại BVH, TCH, TCB, SBT và FPT.
Tính đến 9h40, VN-Index tăng 6,75 điểm (0,48%) lên 1.417,88 điểm, HNX-Index tăng 0,64% đạt 329,87 điểm, UPCoM-Index tăng 0,83% lên 91,22 điểm.
Nhóm bluechips giao dịch tích cực ngay đầu phiên là lực tăng chính cho thị trường. Trong đó, “họ Vingroup” gồm VIC, VHM và VRE đều khớp lệnh trên giá tham chiếu.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng duy trì đà tăng từ phiên trước. Một số mã có mức tăng tốt như PGB, LPB, SGB, EVF, NAB, ABB… Ngoại trừ TPB, SSB và VPB, sắc xanh lan tỏa trên các cổ phiếu còn lại của nhóm này.
Trong khi đó, nhóm thép diễn biến phân hóa với một số mã vốn hóa lớn tăng nhẹ như HPG tăng 0,5%, HSG (0,3%)… Ngược lại, NKG, SMC, TVN và TLH chìm trong sắc đỏ, trong khi VGS đứng giá tam chiếu.
Nhóm dầu khi hầu hết giao dịch khởi sắc. Đơn cử, mã GAS, PVS, PVC, PVD, PVO, TDG, PLX đều tăng trên 1%. Diễn biến trái chiều, cổ phiếu OIL, PVB và PET tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh.
Astral City Bình Dương của chủ đầu tư Phát Đạt là tổ hợp dự án căn hộ chung cư kết hợp chuỗi tiện ích thương mại độc đáo tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đang thu hút thị trường cuối năm. Dự án được xây dựng trên khu đất vàng rộng 3,73 ha bao gồm 8 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm. Chung cư Astral City Thuận An cung ứng ra thị trường khoảng 4966 căn hộ loại 1 – 2 – 3 PN, diện tích trung bình từ 45 – 90 m2.